Khi răng bị sâu răng, hay bị vỡ, mẻ… do nhiều nguyên nhân khác nhau thì phương pháp trám răng thẩm mỹ là một sự lựa chọn tối ưu mang lại cho bạn sự tự tin với nụ cười quyến rũ.
- Những Loại Răng Sứ Dùng Trong Nha Khoa Hiện Nay
- Những Điều Cần Biết Về Trám Răng Thẩm Mỹ
- Quy Trình Và Ưu Điểm Phương Pháp Trám Răng Thẩm Mỹ
Ngày nay, phương pháp trám răng thẩm mỹ trở nên phổ biến hơn rất nhiều nhằm mục đích thẩm mỹ để cải thiện vẻ ngoài của răng hoặc điều trị bệnh lý như:
+ Hàn trám lỗ sâu răng.
+ Vết sứt mẻ do sâu.
+ Hàn bít ống tủy sau khi điều trị.
+ Hàn trám phủ composite bảo vệ răng bị mòn men, mòn mặt nhai.
+ Hàn trám bít kẻ răng thưa.
+ Hàn trám răng sứ sức mẻ.
+ Hàm trám phủ composite cho răng nhiễm màu.
+ Hàm trám tạo hình cho răng.
– Kỹ thuật trám răng thẩm mỹ là sử dụng các loại vật liệu trám tổng hợp để có thể định hình, đánh bóng và lên màu phù hợp với các răng còn lại.
Những vật liệu dùng trám răng thẩm mỹ
- Amalgam
– Amalgam đã được sử dụng từ rất lâu đời (khoảng trên 100 năm). Đây là một loại hỗn hợp của các phần tử kim loại bao gồm thuỷ ngân, bạc, kẽm, đồng…
– Ưu điểm của vật liệu này là có gia thành rẻ, dễ dùng, sức chịu lực tốt nên thường được dùng trong các lỗ hàn to hoặc ở những nơi chịu áp lưc lớn như mặt nhai của răng hàm.
– Nhược điểm là không mang tính thẩm mỹ cao vì có màu xám bạc, do đó thường chỉ được dùng để hàn các răng ở phía trong của hàm răng như răng cối. Ngoài ra, Amalgam còn dẫn nhiệt và dẫn điện, ảnh hưởng đến cảm giác của người bệnh khi ăn thức ăn nóng, lạnh.
- Composite
– Đây là loại vật liệu mới, được phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây. Ở nước ngoài, composite đang ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều tính năng ưu việt của nó hơn hẳn cả Amalgam và xi măng silicat. Ở nước ta trám răng bằng composite còn được gọi là trám răng thẩm mỹ.
– Ưu điểm nổi bật nhất của composite là tính thẩm mỹ rất cao. Có rất nhiều màu khác nhau để chọn lựa cho phù hợp với các màu răng khác nhau. Hơn nữa, độ cứng, độ chịu lực, chịu mòn của composite cũng cao hơn xi măng (tuy nhiên vẫn kém Amalgam). Do vậy có thể dùng nó để hàn nhiều vị trí khác nhau trong miệng, đặc biệt là những nơi đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như răng cửa.
– Nhược điểm: có gia thành cao, đòi hỏi độ chính xác cao nếu không sẽ dễ rớt, dễ tái phát sâu răng. Do vậy đòi hỏi bác sĩ chính quy giàu kinh nghiệm và chuyên về thẩm mỹ.
- GIC:
– GIC có đặc tính phóng thích chậm fluor sau khi trám làm tăng độ cứng, GIC không gây kích thích và viêm lợi, được sử dụng tốt nhất khi trám xoang loại I. GIC là vật liệu trám răng hiệu quả, cách sử dụng tương đối đơn giản, điều trị giai đoạn sớm của quá trình sâu răng, có tác dụng ngăn ngừa sâu răng.
- Inlay và Onlay:
– Đây là phương pháp tối ưu trong phục hồi răng thẩm mỹ được áp dụng trong trường hợp răng bị mất một phần hay toàn bộ cấu trúc của thân răng có thể do nhiều nguyên nhân: sâu răng, bể mẻ do chấn thương, mòn răng do thói quen… Những khuyết điểm này sẽ được khắc phục hoàn toàn bằng phương pháp phục hồi Inlay hoặc Onlay. Nó thay thế cho một mão toàn diện trong trường hợp hư tổn của răng không lan rộng, không bị thay đổi màu sắc theo thời gian, độ bền cao, ăn nhai tốt.
– Để lựa chọn được loại vật liệu trám răng phù hợp với tình trạng răng của mình, bạn nên lựa chọn những phòng khám nha khoa uy tín cũng như bác sĩ có nhiều kinh nghiệm để họ tư vấn, nhằm cho việc trám răng có kết quả tốt nhất.