Danh mục
Trang chủ >> Nha Khoa Thẩm Mỹ >> Trám Răng Thẩm Mỹ >> Có cần lấy tuỷ răng khi trám răng hay không?

Có cần lấy tuỷ răng khi trám răng hay không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trám răng thẩm mỹ là một kỹ thuật nha khoa nhằm giúp phục hình lại hình dáng những chiếc răng bị sâu, sứt mẻ. Khi trám răng có cần lấy tuỷ hay không là câu hỏi đang được nhiều người bệnh quan tâm hiện nay.

Có cần lấy tuỷ răng khi trám răng hay không?

Có cần lấy tuỷ răng khi trám răng hay không?

Chiếc răng bình thường sẽ gồm có men răng, ngà răng và một lớp mô được bảo vệ bên trong gọi là tuỷ răng. Buồng tuỷ là một hệ thống bao gồm mạch máu và dây thần kinh được dẫn từ xương thông qua các ống chân răng vào buồng, hệ thống này cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào trong răng.

Trám răng thẩm mỹ là một kỹ thuật nha khoa để phục hình lại hình dáng những chiếc răng bị sâu, sứt mẻ. Tuy nhiên, đối với những trường hợp răng tổn thương bác sĩ sẽ đưa ra những hướng điều trị cụ thể và thậm chí cần phải lấy tuỷ răng trước khi trám.

Nếu trường hợp răng bị nứt nhưng chưa có dấu hiệu sâu răng hoặc sâu răng ở mức độ nhẹ chưa ảnh hưởng đến tuỷ răng thì sẽ cần phải lấy tuỷ. Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch vết sâu và trám bít khoảng trống của ổ sâu răng để để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy.

Trường hợp sâu răng nghiêm trọng và tuỷ đã bị viêm thì trước khi trám răng, các bác sĩ sẽ thực hiện điều trị tuỷ, nạo sạch những mô tuỷ bị viêm, loại bỏ vi khuẩn ở vị trí sâu răng rồi mới tiến hành trám bít các ống tủy này.

Quy trình trám răng chữa tuỷ tại các nha khoa hiện nay

Sau đây là các bước thực hiện quy trình trám răng lấy tuỷ tại một số nha khoa được các Giảng viên Cao đẳng Y Dược tổng hợp và chia sẻ như sau:

Bước 1: Thăm khám tổng quát

Đầu tiên các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám để xác định mức độ tổn thương của răng cần trám. Sau đó, chụp X-quang để kiểm tra xem tuỷ răng có bị tổn thương hay không để có những phương pháp và vật liệu điều trị thích hợp.

Bước 2: Chuẩn bị xoang trám

Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành gây tê và khoang một đường nhỏ trên thân răng thông xuống ống tuỷ, nạo sạch các mô tuỷ bị hư hại. Tiếp đến vệ sinh sạch ống tuỷ và thực hiện chụp X-quang để kiểm tra còn tuỷ viêm trong ống hay không.

Đây là một bước quan trọng không thể bỏ qua trong quy trình trám răng thẩm mỹ, bởi nếu không làm sạch được phần răng sâu thì các vi khuẩn sẽ tiếp tục hình thành và răng không điều trị dứt điểm được.

Bước 3: So màu răng 

Bước này sẽ giúp các bác sĩ nha khoa lựa chọn chính xác màu của vật liệu trám răng, giúp hài hoà với các răng còn lại.

Bước 4: Đặt khuôn trám hoặc dùng chỉ co nướu

Đặt khuôn trám hoặc sử dụng chỉ co nướu trong những trường hợp bờ xoang sâu dưới nướu hoặc xoang sâu lớn.

Bước 5: Tiến hành trám răng

Quy trình trám răng được tiến hành theo các bước tiêu chuẩn gồm: xói mòn acid (etching), tạo lớp dán (bonding) và trám composite resin quang trùng hợp (light polymerization).

Bước 6: Kiểm tra lại

Sau khi hoàn tất các bước trên, bác sĩ sẽ kiểm tra lại để chỉnh những điểm vướng, cộm giúp bệnh nhân ăn nhai dễ dàng và thoải mái hơn.

Một số điều cần lưu ý sau khi trám răng

Một số điều cần lưu ý sau khi trám răng

Sau khi trám răng xong, cần phải tránh ăn uống trong vòng 2 giờ đầu để cho miếng trám có thời gian khô cứng và đông đặc lại, tránh việc miếng trám dễ bị bung ra.

Hạn chế ăn các loại thức ăn quá cứng hoặc quá dai, tránh sử dụng thức ăn có nhiệt độ quá cao.

Hạn chế thường xuyên sử dụng các loại đồ uống có ga, màu sậm như: nước ngọt có màu, trà, cà phê…

Duy trì đánh răng ít nhất một ngày/2 lần, sau mỗi bữa ăn. Dùng bàn chải có đầu lông cọ mềm và dùng chỉ nha khoa để tránh làm tổn thương phần răng được trám trước đó.

Nên ăn những loại thực phẩm mềm, dễ nhai hoặc những loại trái cây, nó không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp miếng trám được bảo tồn tốt hơn.

Nếu sau khi trám răng, xuất hiện một số vấn đề như răng có dấu hiệu tê buốt, cộm khó chịu ở răng hoặc khả năng ăn nhai gặp khó khăn thì nên tới trực tiếp nha khoa để kiểm tra lại, không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Các thông tin trên chỉ có tính chất tham khảo được Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ, hy vọng sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin hữu ích.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Có Phải Lấy Tủy Khi Trám Răng Thẩm Mỹ Không?

Trám răng thẩm mỹ là kỹ thuật phục hình răng dùng để điều trị các bệnh ...