Danh mục
Trang chủ >> Bệnh Răng Miệng >> Bệnh Nhiệt Miệng >> Hướng dẫn điều trị tình trạng nhiệt miệng kéo dài

Hướng dẫn điều trị tình trạng nhiệt miệng kéo dài

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhiệt miệng kéo dài nguyên nhân cụ thể từ đâu mà ra? Làm sao để cải thiện tình trạng nhiệt miệng, đau rát và các biến chứng có thể xảy ra?

Nhiệt miệng là tình trạng ở bên trong miệng (có thể xuất hiện ở nướu, môi, má trong,…) các đốm trắng, mọng nước. Thời theo gian, các đốm này sẽ vỡ ra tạo thành các vết loét, gây cảm giác khó chịu và đau rát. Sau tầm 7 – 10 ngày, các vết loét này sẽ tự lành và không để lại sẹo. Nhiệt miệng có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi lớn/nhỏ, giới tính nam/nữ khác nhau,… Nhiệt miệng tuy không gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng có thể gây ảnh hưởng khá lớn đến sinh hoạt, ăn uống của người mắc phải.

Nhiệt miệng kéo dài: nguyên nhân do đâu?

Khi nhắc đến bệnh nhiệt miệng, nhiều người thường nghĩ đến là do nóng trong người. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất mà còn có nhiều nguyên nhân khác do thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày như:

Sử dụng quá nhiều đồ ăn nóng, cay: Đây cũng có cũng thể nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên nhiệt miệng. Trực tiếp ở đây nghĩa là tính nóng, cay của đồ ăn sẽ gây bỏng/lở miệng, mụn nhọt và nhiệt miệng. Còn gián tiếp nghĩa là đồ ăn nóng, cay có chứa capsaicin – hợp chất làm chậm quá trình tiêu hóa, trào ngược axit dạ dày, gây ợ nóng và nóng trong người sẽ khiến cho tình trạng nhiệt miệng kéo dài và lâu khỏi.

Vệ sinh, chăm sóc răng miệng chưa đúng cách: Khi đánh răng nếu dùng bàn chải lông cứng và chải răng quá mạnh có thể vô tình tạo ra các vết xước trong miệng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công, gây ra các vết lở loét. Hơn nữa, việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa Sodium lauryl sulfate (làm sạch cao và loại bỏ mùi hôi) cũng là một nguyên nhân gây nên nhiệt miệng mà ít ai biết đến.

Cơ thể bị thiếu hụt vitamin: Một trong những nguyên nhân gây nên nhiệt miệng kéo dài có thể kể đến đó chính là cơ thể thiếu hụt các vitamin như: C, nhóm B (B2, B3, B12),…. Không chỉ gây nhiệt miệng mà có còn thể gây sưng, viêm nướu, chảy máu chân răng và một số bệnh lý khác về răng miệng.

Rối loạn nội tiết tố: Khi đến ngày hành kinh các nội tiết tố sẽ có sự thay đổi, khiến cho thân nhiệt của cơ thể có thể tăng/giảm không kiểm soát được, nóng trong người, gây nên mụn nhọt và lở loét trong miệng. Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, không chỉ đau bụng, tức lưng, nhức nhỏ mà còn chịu thêm sự khó chịu, đau đớn do nhiệt miệng.

Bệnh lý răng miệng: Một nguyên nhân khác cũng có thể kể đến khi nhắn đến nhiệt miệng đó chính là các vấn đề bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm tủy răng, viêm nướu,… đây sẽ là một điều kiện “lý tưởng” giúp các vi khuẩn có cơ hội tấn công và gây ra các vết lở loét trong khoang miệng.

Làm thế nào để điều trị bệnh nhiệt miệng kéo dài?

Để có cách xử trí, điều trị và cải thiện tình trạng bệnh nhiệt miệng thì việc đầu tiên bạn cần phải tìm ra được nguyên nhân và đồng thời, áp dụng một số biện pháp sau để điều trị và hạn chế xảy ra tình trạng nhiệt miệng kéo dài. Đó là:

Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tính sát khuẩn cao mà lại an toàn với sức khỏe cho người dùng đây là biện pháp không còn quá xa lạ với chúng ta hiện nay. Do đó khi bị nhiệt miệng, bạn có thể dùng khoảng 5 gram muối tinh khuấy đều với 230 ml nước ấm đến khi muối tan hết. Dùng nước muối vừa hòa tan súc miệng trong khoảng 10 – 30 giấy và nhổ ra. Một ngày thực hiện 2 – 3 lần vào mỗi buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ sẽ vừa giảm đau rát vừa giúp các vết loét lành nhanh chóng.

Ăn sữa chua: Theo dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn trong sữa chua có chứa một lượng lớn lợi khuẩn (men vi sinh sống lactobacillus), giúp tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn HP rất hiệu quả. Do đó, trường hợp bạn bị nhiệt miệng do rối loạn tiêu hóa, trào ngược axit dạ dày,… bạn có thể ăn sữa chua để cải thiện tình trạng đầy bụng, ợ hơi, nóng rát và đẩy lùi nhiệt miệng.

Dùng mật ong: Như chúng ta đã biết, mật ong có tính chống viêm, chống nhiễm trùng và sát khuẩn cao. Vì vậy, khi bị nhiệt miệng thì không nên bỏ qua mật ong. Cách điều trị nhiệt miệng bằng mật ong vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng mật ong (hoặc có thể trộn thêm với bột nghệ) và thoa vào vị trí vết loét. Ngoài ra, bạn có thể pha mật ong với nước ấm rồi uống từng ngụm cùng sẽ giúp các vết nhiệt miệng mau lành hơn. Đồng thời, còn giúp thanh lọc cơ thể, làm giảm tình trạng nóng trong người và đầy hơi.

Bổ sung vitamin và uống nhiều nước: Bạn cần phải bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào thực đơn và uống nhiều nước để khoang miệng không bị khô và không để cơ thể bị thiếu hụt vitamin.

Đến bệnh viện, phòng khám nha khoa kiểm tra: Khi bạn có một trong những dấu hiệu sau cần phải đến ngay bệnh viện hoặc các phòng khám nha khoa để các bác sĩ kiểm tra, tìm nguyên nhân gây nên nhiệt miệng và đưa ra các hướng điều trị phù hợp.

Hy vọng với các thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến bệnh nhiệt miệng.

Có thể bạn quan tâm

Nở miệng, nhiệt miệng ở trẻ em thì phải làm sao?

Nở miệng, nhiệt miệng ở trẻ em thì phải làm sao?

Nở miệng, nhiệt miệng khiến cho trẻ vô cùng khó chịu và dễ quấy khóc, ...