Danh mục
Trang chủ >> Sức Khỏe Răng Miệng >> Chảy máu chân răng cảnh báo cơ thể đang gặp phải bệnh gì?

Chảy máu chân răng cảnh báo cơ thể đang gặp phải bệnh gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng như chải răng, xỉa răng không đúng cách, thiếu dinh dưỡng, … nhưng đôi khi đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc các bệnh lý nghiêm trọng, nguy hiểm.

Chảy máu chân răng – Bệnh lý xuất hiện ở mọi đối tượng, độ tuổi khác nhau

Bài viết sau đây sẽ thông tin đến với các bạn đọc một số thông tin về bệnh chảy máu chân răng cũng như những cảnh báo các bệnh lý mà cơ thể đang gặp phải và cách xử trí, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Chảy máu chân răng là gì?

Chảy máu chân răng là hiện tượng báo hiệu cho sức khoẻ răng miệng của bạn, có thể bạn vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, các mảng bám vào chân răng tạo điều kiện thích hợp cho các vi khuẩn phát triển và tăng trưởng, gây ra các bệnh viêm nha chu, viêm lợi, …. Gây ra tình trạng chảy máu ở chân răng. Bệnh này có thể xuất hiện và phổ biến ở mọi đối tượng, độ tuổi khác nhau, chỉ cần một tác động nhỏ vào răng miệng cũng khiến bạn bị chảy máu chân răng. Nếu không ngăn ngừa và điều trị kip thời sẽ dẫn đến những tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Chảy máu chân răng cảnh báo cơ thể đang gặp phải bệnh gì?

Theo GV Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Khi bạn thường xuyên bị chảy máu chân răng, cần phải nhanh chóng đi kiểm tra và điều trị kịp thời bởi đây là một dấu hiệu cho biết cơ thể bạn có thể gặp phải một số vấn đề, bệnh lý sau đây:

Bệnh nha chu, viêm lợi

Lợi khoẻ mạnh sẽ không bị chảy máu chân răng, vì thế nếu bạn thường xuyên bị chảy máu chân răng thì đây là dấu hiệu có thể lợi của bạn đã bị viêm. Lợi khoẻ mạnh sẽ có màu hồng nhạt, lợi bị viêm sẽ có màu đỏ đậm, mềm và rất nhạy cảm, hơn nữa còn có mùi khó chịu và rất dễ bị chảy máu.

Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến cho lợi bị tụt xuống làm lộ chân răng, thậm chí gây rụng răng. Do đó, bạn cần phải vệ sinh răng miệng đúng cách và đều đặn lấy cao răng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần/năm nhé.

Thiếu canxi, thiếu vitamin

Vitamin K có vai trò quan trọng trong việc đông máu, Vitamin C giúp thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Canxi, Magie và các chất chống viêm có trong dầu cá giúp răng lợi chắc khoẻ và chất xơ trong rau củ sẽ giúp loại bỏ mảng bám trên răng và bề mặt lợi hiệu quả.

Do đó nếu cơ thể bạn có quá ít các loại Vitamin này sẽ khiến cho chân răng dễ bị chảy máu.

Bệnh tiểu đường

Nếu cơ thể bạn đang gặp phải tình trạng rối loạn chuyển hoá lượng đường và insulin trong máu thì dấu hiệu giúp bạn nhận biết đầu tiên đó chính là chảy máu chân răng. Theo nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ viêm nha chu ở người mắc bệnh tiểu đường thường cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường và chỉ có 3% trong số người bị mắc tiểu đường không bị bệnh viêm nha chu.

Chảy máu chân răng – Dấu hiệu bệnh ung thư chớ nên xem thường!

Ung thư máu

Theo các chuyên gia Chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho biết: Một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư máu là chảy máu chân răng. Các tế bào ung thư phát triển khiến cơ thể mệt mỏi, xuất huyết trong và xuất hiện các vết bầm tím trên da. Ngoài ra, chảy máu chân răng còn có thể là dấu hiệu mắc ung thư vú ở phụ nữ.

Bệnh về thận, gan

Khi gan và thận bị yếu đi thì không thể tham gia vào việc tổng hợp chất đông máu từ Vitamin K dẫn đến hiện tượng máu không đông và chảy máu chân răng.

Bị stress quá mức

Thường xuyên lo âu, căng thẳng sẽ khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu, làm giảm khả năng phòng tránh viêm lợi. Đồng thời, stress còn có thể gây viêm ở các mạch máu, làm vỡ các mô mềm trong khoang miệng và ức chế khả năng tự hồi phục của nó.

Nội tiết tố thay đổi

Chảy máu chân răng đối với nhiều người cũng có thể là dấu hiệu nhận biết sớm thai kỳ bởi Progesterone trong giai đoạn này sẽ được sản sinh nhiều hơn, làm tăng lưu lượng máu dẫn đến hiện tượng chảy máu.

Khi bị chảy máu chân răng cần phải làm gì?

Khi có dấu hiệu chảy máu chân răng, các bạn cần phải đến phòng khám nha khoa để gặp bác sĩ và tìm nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị kịp thời, thích hợp.

Để phòng bệnh chảy máu chân răng, bạn cần phải khám sức định kỳ, đánh răng đúng cách (ít nhất 2 lần/1 ngày), sau mỗi bữa ăn dùng chỉ nha khoa để loại các mảng bám thức ăn còn sót lại, ngưng sử dụng thuốc lá, …

Đồng thời, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin C, K, Canxi, Magie, …

Bài viết được Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ, chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Có nên áp dụng phương pháp đánh răng bằng muối hàng ngày?

Đánh răng bằng muối là phương pháp làm trắng răng tại nhà đơn giản, dễ ...