Danh mục
Trang chủ >> Bệnh Răng Miệng >> Bệnh Nha Chu >> Viêm nha chu ở trẻ em: Tác hại và cách phòng ngừa

Viêm nha chu ở trẻ em: Tác hại và cách phòng ngừa

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Viêm nha chu là bệnh lý rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây mất răng hoàn toàn nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Vậy viêm nha chu ở trẻ nguy hiểm ra sao, dấu hiệu nhận biết và phòng ngừa như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Viêm nha chu trẻ em có thể gây mất răng nếu không được điều trị kịp thời

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu ở trẻ em

Hệ thống nướu và các kết cấu xung quanh tổ chức răng của trẻ chưa phát triển đầy đủ và vẫn còn rất yếu, sức đề kháng ít chưa có thể chống lại được sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu ở trẻ em, gồm:

  • Trẻ có biểu hiện chán ăn, bỏ ăn hoặc quấy khóc.
  • Xung quanh cổ răng có nhiều vôi răng, thậm chí lan sâu vào nướu.
  • Sưng tấy nướu và đau nhức.
  • Nước chuyển từ màu hồng sang màu đỏ thẫm.
  • Dễ bị chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc có sự va chạm lên răng.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu, thậm chí bị tụt nướu gây lộ chân răng.

Biến chứng nguy hiểm của viêm nha chu ở trẻ em

Viêm nha chu ở trẻ em thường gây ra các cơn đau nhức tạm thời, khiến bé khó chịu và gây ảnh hưởng đến việc ăn uống. Theo thời gian bệnh tiến triển nặng sẽ phá huỷ mô nâng đỡ dưới nướu răng và thậm chí có thể gây mất răng.

Sau đây là một số biến chứng nguy hiểm của bệnh nha chu ở trẻ em trong từng giai đoạn:

Giai đoạn trẻ mọc răng

Trong giai đoạn này nếu trẻ bị viêm nha chu nhưng không được điều trị kịp thời sẽ khiến răng dễ bị lung lay và rụng sớm, ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn về sau. Khi răng bị viêm nặng hơn sẽ khiến mầm răng vĩnh viễn bị viêm và không mọc lên được, răng cửa rụng sớm gây ra hiện tượng di răng, khiến cho răng bị mọc lệch lạc.

Giai đoạn trẻ nhỏ khi đã thay răng vĩnh viễn

Trong giai đoạn trẻ đã thay răng vĩnh viễn nếu bị rụng răng do viêm nha chu viêm sẽ khiến trẻ bị thiếu răng bởi một khi răng vĩnh viễn bị mất đi thì sẽ không thể mọc lại được. Lâu dần, trẻ sẽ hình thành thói quen nhai một bên hàm khiến cho răng hàm bị mọc lệch. Hơn nữa, việc mất răng còn ảnh hưởng xấu đến ngoại hình và tự tin của trẻ.

Cách chữa viêm nha chu cho trẻ theo từng giai đoạn 

Cách chữa viêm nha chu cho trẻ theo từng giai đoạn 

Viêm nha chu ở trẻ sẽ phát triển theo 3 giai đoạn chính và mỗi giai đoạn sẽ có các phương án điều trị riêng biệt, cụ thể:

Giai đoạn nhẹ: Viêm nướu + Cao răng

Giai đoạn này bệnh viêm nha chu chỉ mới có hiện tượng nướu sưng đỏ, khi có sự tác động dễ bị chảy máu. Bác sĩ sẽ thực hiện lấy cao răng để loại bỏ các mảng bám trên răng và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ. Đồng thời nhắc nhở phụ huynh duy trì thường xuyên biện pháp này cho trẻ và thường xuyên khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh để có những hướng xử trí kịp thời.

Giai đoạn đang phát triển:  Tụt nướu + Tiêu xương răng

Khi viêm nưới và cao răng tích tụ nhiều sẽ khiến các liên kết trong tổ chức mô mềm xung quanh răng bị đứt gãy, gây ra hiện tượng bị tụt nướu, lộ chân răng.  Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xử lý phù hợp tuỳ thuộc vào tình trạng của bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bít trám tuỷ để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập phá huỷ chân răng và bảo tồn răng. Hoặc được chỉ định phục hình răng sứ (nếu có nhu cầu).

Giai đoạn nặng làm mất răng: Răng lung lay, ngả nghiêng

Giai đoạn này là giai đoạn viêm nha chu nghiêm trọng nhất. Nếu không thể bảo tồn răng được nữa, Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng và tiến hành cắm ghép implant, phục hình răng bị mất.

Biện pháp phòng ngừa viêm nha chu cho trẻ em

Theo GV Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Để phòng ngừa bệnh viêm nha chu ở trẻ em, các bệnh phụ huynh đang có con nhỏ đã và đang có dấu hiệu viêm lợi thì cần phải chú ý đến sức khoẻ răng miệng của trẻ, cụ thể:

  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên, một ngày ít nhất 2 lần (trước khi đi ngủ và sau khi ăn).
  • Cho trẻ sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch vi khuẩn sau khi đánh răng.
  • Lựa chọn cho trẻ loại bàn chải lông mềm để tránh gây tổn thương tới nướu.
  • Hạn chế cho trẻ ăn hoặc uống thực phẩm có nhiều dưỡng và tinh bột.
  • Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống nhiều Vitamin và khoáng chất.
  • Không cho trẻ em các thức ăn quá cứng hoặc quá dai trong thời gian bị viêm nhiễm nha chu.
  • Khám răng định kỳ cho trẻ 3 – 6 tháng/1 lần để phát hiện và điều trị kịp thời các dấu hiệu bất thường về răng của trẻ.

Bài viết được Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ, chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh viêm nha chu ở trẻ em sẽ không có gì nguy hiểm khi được phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời. Hi vọng những thông tin sẽ hữu ích với bạn đọc.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Cần làm như thế nào để khắc phục tình trạng răng bị tụt nướu?

Răng bị tụt nướu là tình trạng răng đang mất dần đi sự kết dính giữa ...