Danh mục
Trang chủ >> Sức Khỏe Răng Miệng >> Tổng hợp những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến răng miệng

Tổng hợp những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến răng miệng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Để có được một hàm răng chắc và khoẻ mạnh, ngoài việc vệ sinh răng miệng đúng cách thì các bạn cần phải từ bỏ ngay những thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng của bạn ngay từ hôm nay!

Tổng hợp những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến răng miệng

Không phải lười đánh răng và không dùng chỉ nha khoa và vệ sinh răng miệng không đúng cách thì sẽ làm cho răng miệng sinh bệnh mà còn có nhiều thói quen tưởng chừng như “vô hại” nhưng có thể làm hỏng răng của chúng ta. Sau đây là tổng hợp những thói quen xấu có thể làm ảnh hưởng đến răng miệng được Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ, hãy cùng tìm hiểu và “né tránh” để có được một hàm răng chắc và khoẻ mạnh nhé!

Thói quen mở các vật cứng bằng răng

Nếu bạn đang có thói quen sử dụng răng của mình như một công cụ đẻ mở các loại chai, túi hoặc cắn xé mác quần áo hoặc cắn dây thì nên ngừng những hành động này ngay lập tức. Bởi răng của chúng ta được sinh ra không phải là để thực hiện các chức năng đó. Thói quen này có thể làm ảnh hưởng chấn thương trên răng, làm cho răng bị yếu đi, sứt hoặc vỡ ra và thậm chí khiến răng bị mòn và liên kết kém.

Thói quen nhai đá

Nhiều người chúng ta thường hay có thói quen nhai đá (những viên đá còn sót lại trong một loại đồ ăn, thức uống nào đó), đây là một thói quen rất sai lầm mà nhiều người mắc phải hiện nay. Nhiệt độ lạnh và độ cứng của đá có thể làm hỏng men răng, khiến cho răng lung lay và dễ bị gãy. Nhiều bác sĩ nha khoa khuyên rằng, nếu bạn có thói quen này thì nên để đá tan chảy trong miệng từ từ sẽ tốt hơn cho răng rất nhiều nếu bạn nhai chúng rau ráu.

Thói quen nhai những vật cứng

Răng có chức năng là dùng để nhai thức ăn chứ không phải để nhai các vật khác như: bút chì, bút mực và các vật cứng khác. Cũng giống như nhai đá, nhai các vật cứng này có thể khiến răng bị gãy và gặp phải nhiều tổn thương khác. Do đó, nếu bạn đang có thói quen này, hãy nhanh chóng từ bỏ nhé!

Thói quen ngậm/ăn chanh thường xuyên

Theo GV Cao đẳng Dược TPHCM cho biết: rong chanh có chứa nhiều axit citric có thể làm cho các khoáng chất quan trọng ở răng bị tan nhanh và làm xói mòn bề mặt ngoài của răng. Việc thường xuyên ăn hoặc ngậm chanh có thể khiến cho răng trở nên nhạy cảm với các thực phẩm và đồ uống lạnh/nóng, khiến răng dễ bị nứt và sứt mẻ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta không nên ăn chanh hoặc uống nước chanh mà cách tốt nhất để không làm ảnh hưởng đến răng là chúng ta không nên giữ chanh trong miệng quá lâu.

Đánh răng quá mạnh cũng là một thói quen xấu hại răng

Thói quen đánh răng quá mạnh

Nhiều người nghĩ rằng đánh răng bằng các bàn chải lông cứng và đánh thật mạnh sẽ giúp răng sáng bóng hơn. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm mà chúng ta nên tránh mắc phải. Bởi khi đánh răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải quá cứng có thể khiến lớp men bảo vệ răng bị mòn, đồng thời có thể khiến dễ bị tụt nướu và tăng độ nhạy cảm cho răng.

Cách tốt nhất để bảo vệ răng là chúng ta nên chọn một bàn chải mềm, cọ răng đúng cách và nhẹ nhàng nhé!

Thói quen cắn móng tay

Thói quen này không chỉ gây hại cho móng tay mà còn gây hại cho răng của chúng ta. Thói quen này trước có thể gây vỡ, sứt mẻ răng; sau là tạo cơ hội cho các vi khuẩn và vi khuẩn từ bên dưới móng tay chuyển vào miệng, gây râu răng hoặc nhiễm trùng nướu răng.

Thói quen nghiến răng

Thói quen nghiến răng có thể gây ra một loạt các vấn đề về sức khoẻ răng miệng bao gồm hao mòn răng, sứt mẻ, nứt, gãy răng và lung lay, có thể gây đau ở các khớp xương hàm, nhức đầu và đau răng nghiêm trọng. Thói quen này diễn ra như một tiềm thức trong lúc ngủ. Nha sĩ kiến nghị, đề hạn chế thiệt hại do thói quen này gây ra, chúng ta có thể đeo miếng bảo vệ răng trước khi ngủ.

Trên là những thói quen làm ảnh hưởng đến răng miệng của bạn, nếu bạn đang có một trong những thói quen này hãy từ bỏ các thói quen này càng sớm càng tốt nhé. Chúc các bạn thành công, sở hữu được một hàm răng chắc, khoẻ và tự tin trong giao tiếp!

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Tác động tiêu cực của hút thuốc đối với sức khỏe răng miệng

Người hút thuốc lá đối diện với rủi ro cao về vấn đề nướu, mất ...