Nhiệt miệng có thể gây ra cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp. Sau đây là tổng hợp các loại thức uống có thể giúp vết loét miệng nhanh lành, thanh nhiệt cơ thể từ bên trong. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
- Nhiệt miệng kéo dài: Nguyên nhân và cách điều trị
- Nở miệng, nhiệt miệng ở trẻ em thì phải làm sao?
- Thận trọng với những nguyên nhân gây nhiệt miệng
Nhiệt miệng – gây đau rát, khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh và giao tiếp
Nhiệt miệng là loại loét miệng thường gặp nhất và ai cũng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng là một hoặc nhiều nốt loét nông trên bề mặt niêm mạc nướu, miệng, lưỡi có màu vàng hoặc trắng, phần niêm mạc bao quanh đỏ và có thể sưng nhẹ. Bệnh nhiều miệng có thể gây đau rát nhẹ hoặc đau nhiều, khiến việc ăn uống, vệ sinh răng miệng và giao tiếp gặp nhiều khó khăn. Thông thường các nốt nhiệt miệng có kích thước không quá 5mm sẽ thường tự khỏi trong vài ngày đến khoảng 2 tuần, những vết loét lớn hơn có thể cần đến 1 tháng mới lành hẳn.
Sau đây là tổng hợp một số loại thức uống có thể giúp cho các vết loét miệng nhanh lành và thanh nhiệt cơ thể từ bên trong vô cùng hữu hiệu, hãy cùng tham khảo và áp dụng nhé!
Bột sắn dây
Bột sắn dây nổi tiếng với đặc tính hàn (mát) và công dụng giải độc, thanh nhiệt. Không chỉ có tác dụng thanh nhiệt cơ thể từ bên trong, việc uống bột sắn dây còn có thể giúp làm dịu mát vết loét nhanh chóng – Đây được xem là một thức uống có thể giúp chữa bệnh nhiệt miệng vô cùng hiệu quả.
Tuy nhiên, nên uống bột sắn dây một ngày không nhiều hơn 1 ly và cần pha bột sắn dây với nước nóng để làm chín bột và hạn chế nguy cơ bị đau bụng, tiêu chảy.
Nước chè tươi
Lá chè tươi có tác dụng kháng khuẩn rất tốt nên khi bị nhiệt miệng nếu nước chè tươi có thể giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào các vết loét vô cùng hiệu quả. Đồng thời, trong chè xanh có chứa chất chống oxy hoá – có thể bảo vệ sức khoẻ răng miệng an toàn.
Vì thế, hãy uống nước lá chè tươi mỗi ngày không chỉ đẩy lùi bệnh nhiệt miệng mà còn có thể thanh nhiệt cơ thể nhé!
Trà hoa cúc mật ong – giúp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng vô cùng hiệu quả
Trà hoa cúc mật ong
Sự kết hợp giữa hoa cúc và mật ong có thể giúp giảm đau, giảm viêm loét miệng hiệu quả bởi trà hoa cúc có đặc tính chống viêm còn mật ong có tính khử trùng tốt. Khi kết hợp hai nguyên liệu này có thể tạo ra một thức uống có thể hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào các vết loét và giúp các vết loét được lành nhanh chóng.
Nước cam
Theo chia sẻ của GV Cao đẳng Dược: Mặc dù nước cam hoặc các loại trái cây thuộc họ cam quýt có tính axit, có thể gây đau rát khi miệng bị viêm loét nhưng lại giàu Vitamin C. Vitamin C là một loại vitamin cần phải bổ sung trong giai đoạn bị nhiệt miệng để tăng số lượng tế bào bạch cầu cũng như tăng sức đề kháng, giúp chống lại các vi khuẩn xâm nhập vào vết loét miệng. Đồng thời, còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin B, Folate,… có thể giúp hình thành tế bào và thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng, hạn chế tổn thương niêm mạc. Từ đó, giúp các vết loét miệng có thể mau lành nhanh chóng.
Vì thế, nếu bị nhiệt miệng thì nước cam là một loại thức uống không nên bỏ qua nhé!
Nước ép cà chua
Cũng tương tự như nước cam, nước ép cà chua cũng chứa nhiều Vitamin C giúp kháng khuẩn, sát trùng vết lở miệng và thanh nhiệt, giải độc cơ thể rất tốt. Do đó, đây cũng là loại thức uống không nên bỏ qua nếu bị nhiệt miệng nhé!
Nước rau má
Nước rau má là một loại thức uống không chỉ vừa mát vừa rẻ mà còn có thể giúp chữa bệnh nhiệt miệng rất tốt. Bởi rau má có công dụng làm mát cơ thể nhờ vào tính hàn và chất Triterpenoids trong rau má còn giúp vết lở loét được lành nhanh chóng.
Nếu bị nhiệt miệng, có thể dùng nước rau má uống mỗi ngày nhưng lưu ý tránh uống liên tục quá 6 tuần.
Nước rau diếp cá
Cũng như rau má, rau diếp có cũng có tính hàn giúp thanh nhiệt cơ thể, uống nước rau diếp cá mỗi ngày có thể trị bệnh nhiệt miệng vì loại rau này có đặc tính kháng khuẩn rất tốt.
Nhân trần
Nhân trần hay còn có tên gọi khác là chè nội, chè cát hay hoắc hương núi – đây là một loại thảo dược có tính hàn và vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, kháng khuẩn, kháng viêm và giải độc gan. Do đó, nhân trần có thể dùng để chữa nhiệt miệng rất tốt.
Để sử dụng nhân trần trị nhiệt miệng, có thể dùng nhân trần đi tán thành thành bột và hoà tan vào nước lọc cùng với mật ong. Lưu ý, không nên uống quá nhiều nước nhân trần vì thảo dược này có tác dụng lợi tiểu, giúp đào thải các chất dinh dưỡng ra ngoài nên có thể gây mệt mỏi và mất nước.
Theo quan niệm Đông y, nhiệt miệng có thể dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị nóng trong người nên chúng ta cần phải bổ sung đủ nước, đảm bảo uống đủ 8 – 10 cốc mỗi ngày. Đồng thời có thể bổ sung thêm nước dừa tươi hoặc các loại nước mát để quá trình điều trị nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Thông tin được Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ, hy vọng sẽ hữu ích với các bạn đọc. Nếu tình trạng chuyển biến nặng hơn, cần phải gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp nhé!
Nguồn: phuchinhrang.edu.vn tổng hợp