Danh mục
Trang chủ >> Bệnh Răng Miệng >> Bệnh Nhiệt Miệng >> Thận trọng với những nguyên nhân gây nhiệt miệng

Thận trọng với những nguyên nhân gây nhiệt miệng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhiệt miệng là một vấn đề khá thường gặp, tuy có thể điều trị dễ dàng nhưng người bệnh cũng không được quá chủ quan về những nguyên nhân gây nhiệt miệng.

Thận trọng với nguyên nhân gây nhiệt miệng

Thận trọng với nguyên nhân gây nhiệt miệng

Hiểu hơn về nhiệt miệng

Theo thông tin được các dược sĩ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết thì nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Nó còn được gọi là loét áp-tơ (aphthous ulcer).Thường các vết loét kéo dài 7-10 ngày và tự lành mà không để lại vết sẹo.

Tuy nhiên, không ít trường hợp bị nhiệt miệng kéo dài và xuất hiện liên tục. Hãy thận trọng với nó bởi đây có lẽ là một biểu hiện cảnh báo các vấn đề khác trong cơ thể bạn.

Thận trọng với những nguyên nhân gây nhiệt miệng

Theo quan điểm dân gian thì nhiệt miệng là do bị nóng trong hoặc ăn đồ nóng quá nhiều. Tuy nhiên, theo y học hiện đại cho đến nay chưa được xác định nguyên nhân chính xác. Có nhiều yếu tố được cho là có liên quan đến sự phát triển của vết loét, bao gồm:

Chức năng gan suy giảm dẫn đến nhiệt miệng

Gan là bộ phận có nhiệm vụ đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể. Chính vì thế nếu gan hoạt động không tốt sẽ gây tích tụ các chất độc hại ở vùng niêm mạc miệng. Khi chất độc tích tụ lớn sẽ tạo thành những vết mọng nước, sau đó vỡ ra và trở thành vết loét gây nhiệt miệng. 

Theo lời khuyên của các chuyên gia thì nếu việc nhiệt miệng xuất hiện liên tục trong thời gian ngắn, lâu khỏi thì hãy đi kiểm tra chức năng gan xem có vấn đề gì không nhé. Nếu gan bị suy giảm chức năng thì cần phải nhanh chóng có biện pháp can thiệp nhằm hạn chế những nguy cơ khác nghiêm trọng hơn xảy ra.

Do phán ứng kháng nguyên

Nhiệt miêng đôi khi cũng là do cơ chế tự miễn của cơ thể, khi vùng miệng mắc các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm răng, viêm lợi,… cơ thể sẽ tự phản kháng hình thành các vết loét gây ra bệnh nhiệt miệng.

Hệ miễn dịch suy giảm

Một trong những nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên đó chính là do hệ miễn dịch yếu. Các virus, vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta đốt cháy niêm mạc miệng tạo ra những vết loét.

Yếu tố tâm lý

Tâm lý không tốt, căng thẳng kéo dài là nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng.

Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng

Nhiệt miệng còn xảy ra do cơ thể thiếu vitamin B9, B12, C và các loại khoáng chất cần thiết như sắt, kẽm,…

Thận trọng với nguyên nhân gây nhiệt miệng

Thận trọng với nguyên nhân gây nhiệt miệng

Các phương pháp điều trị nhiệt miệng hiệu quả

Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B, vitamin C liều cao,Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc.

Nhưng đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.

Ngoài ra, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe răng miệng tư vấn rằng có thể xử lý nhiệt miệng bằng một số cách đơn giản tại nhà như sau:

  • Súc miệng bằng nước muối loãng: Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại. Hãy thường xuyên súc miệng bằng nước muỗi loãng để vết loét trong miệng mau lành nhé.
  • Súc miệng bằng nước cốt dừa ép từ cùi dừa 3-4 lần/ngày: Nước cốt dừa chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.
  • Nước ép cà chua sống: Dùng nước ép cà chua để ngậm rồi nuốt dần như nước khế hoặc bạn có thể nhai sống cà chua. Dùng từ 3-4 lần/ngày công hiệu sẽ rất nhanh.
  • Nước khế chua: Dùng 2-3 quả khế chua, giã nát rồi cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi, để nguội, lấy ngậm nuốt dần. làm như vậy nhiều lần trong ngày mỗi khi bạn thời gian rảnh rỗi không phải ăn hoặc nói nhiều.
  • Bôi mật ong, mật ong nghệ: Dùng mật ong hoặc trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng. Mật ong kháng khuẩn, nghệ kháng viêm sẽ giúp vết loét nhanh bình phục, không bị sẹo, kích thích các mô phát triển.

Nhiệt miệng tuy gây đau đớn, khó chịu nhưng cách phòng ngừa không khó. Để ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng, bạn cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh strees. Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng. Với trẻ em, không nên để thức khuya, ăn uống tùy tiện không theo giờ giấc, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách để không làm rách niêm mạc miệng. Nên tập cho bé thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng răng bị tụt nướu

Tụt nướu răng là bệnh thường gặp, khiến bạn rất khó chịu, ăn không ngon ngủ ...