Trám răng hay hàn răng là một kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào phần mô răng bị thiếu. Vậy quy trình trám răng thẩm mỹ được tiến hành ra sao?
Hình ảnh răng sâu cần trám răng thẩm mỹ
Khi nào nên trám răng thẩm mỹ?
Dưới đây là những trường hợp cụ thể được các Giảng viên phục hình nha khoa thẩm mỹ – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur liệt kê có thể sử dụng phương pháp trám răng như là:
- Răng bị bể vỡ, sứt mẻ do tổn thương, va đập hoặc ăn nhai.
- Do lực nhai, lực chải răng quá mạnh hay do sự bào mòn của acid khiến răng bị mài mòn.
- Răng bị phá hủy mô răng do một số bệnh nha khoa như: sâu răng, viêm tủy răng…
- Răng có hình dáng không hoàn hảo như ngắn, thưa ở mức độ nhẹ, quá nhỏ…
Trám răng bằng chất liệu gì?
Chia sẻ tại mục Nha khoa thẩm mỹ, Giảng viên phục hình nha khoa – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, hiện có nhiều vật liệu trám rất đa dạng về chất liệu, màu sắc và giá thành, bạn đọc có thể tham khảo như:
Trám răng bằng amalgam
Vật liệu amalgam rất bền, có thể chịu được lựa nhai tốt và giá thành cũng rẻ hơn các loại vật liệu khác.
Trám răng composite
Trám răng bằng vật liệu composite là phương pháp trám răng thẩm mỹ hiệu quả cao và được nhiều người lựa chọn hiện nay.
Trám răng bằng sứ
Trám răng sứ inlay-onlay cũng là một kỹ thuật phổ biến hiện nay, phù hợp với những trường hợp răng bị sứt mẻ lớn, đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp hơn.
Trám răng bằng vàng
Vàng có thể chịu được lực nhai lớn. Kim loại vàng cũng mang lại vẻ sang trọng và sẽ bị mài mòn chậm hơn so với những loại vật liệu khác.
Trám răng bằng GIC
Trong GIC có chứa chất fluor giúp ngăn chặn tình trạng sâu răng trở nên nặng hơn. Vật liệu GIC thường gắn rất chặt vào răng và giảm thiểu nứt ở chỗ vết trám.
Chất liệu trám răng trong quy trình trám răng thẩm mỹ
Giảng viên phục hình nha khoa chia sẻ các bước tiến hành trám răng
Dưới đây là quy trình trám răng thẩm mỹ được Giảng viên Phục hình Nha khoa chia sẻ như sau:
Bước 1: Thăm khám tổng quát
Bác sĩ tiến hành thăm khám để xác định mức độ tổn thương của răng cần trám răng thẩm mỹ. Nếu cần có thể cho chụp phim X-Quang để xác định xem tủy răng có bị tổn thương hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp và vật liệu trám thích hợp (Composite resin có hoặc không có kết hợp với che tủy, trám lót bằng ciment).
Bước 2: Sửa soạn xoang trám
Bác sĩ tiến hành nạo sạch phần mô bị hư hại cũng như mài vát men làm tăng độ lưu giữ của miếng trám. Đây là cũng là một trong những bước quan trọng đối với quy trình trám răng thẩm mỹ, vì nếu không làm sạch được phần răng sâu thì các vi khuẩn sẽ hình thành khiến răng không được trị dứt điểm.
Bước 3: So màu răng
Quy trình trám răng thẩm mỹ tuyệt đối không thể thiếu bước so màu răng, giúp bác sĩ lựa chọn chính xác màu của vật liệu trám.
Bước 4: Đặt khuôn trám hoặc dùng chỉ co nướu
Sử dụng chỉ co nướu hoặc đặt khuôn trám trong những trường hợp bờ xoang sâu dưới nướu hoặc xoang sâu lớn.
Bước 5: Tiến hành thực hiện trám răng
Thực hiện quy trình trám răng thẩm mỹ qua các bước tiêu chuẩn: xói mòn acid (etching), tạo lớp dán (bonding) và trám composite resin quang trùng hợp (light polymerization).
Bước 6: Kiểm tra lại
Sau khi hoàn tất quá trình trám răng ở trên, bác sĩ sẽ kiểm tra lại để chỉnh những điểm vướng, cộm để bệnh nhân ăn nhai dễ dàng và thoải mái hơn.
Bước 7: Hoàn thiện quy trình hàn răng
Đánh bóng miếng trám và cho khách hàng xem miếng trám để đánh giá thẩm mỹ của răng trám.
Thông tin về các bước trong quy trình trám răng thẩm mỹ tại website phuchinhrang.edu.vn chỉ mang tính chất tham khảo!
Nguồn: Phục Hình Răng tổng hợp