Danh mục
Trang chủ >> Nha Khoa Tổng Quát >> Khi Niềng Răng Chăm Sóc Sức Khỏe Răng Miệng Như Thế Nào?

Khi Niềng Răng Chăm Sóc Sức Khỏe Răng Miệng Như Thế Nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Niềng răng là một trong những kĩ thuật phục hình răng khá phổ biến. Tuy vậy, để có kết quả tốt, bệnh nhân cần tuân thủ khá nhiều quy tắc. Trong đó chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thời kỳ niềng răng – chỉnh nha là yêu cầu cần chú ý đặc biệt. 

cach-ve-sinh-rang-mieng-khi-nieng-rang
Niềng răng là một thủ thuật trong nha khoa dùng để sắp xếp lại răng hàm mặt trong các trường hợp răng mọc lộn xộn không đều, răng thưa hoặc hô, chìa… bằng cách dùng các khí cụ như mắc cài, thun, lò xo… nhằm tăng vẻ đẹp thẩm mỹ trên gương mặt người được điêu chỉnh.Tuy nhiên trong suốt thời gian mang niềng bạn cần phải chăm sóc vệ sinh răng miệng thật tốt đễ tránh các bệnh răng miệng như sâu răng , bệnh nha chu hoặc một số bệnh lý răng miệng khác.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng trong giai đoạn niềng răng rất quan trọng

Vệ sinh răng miệng trong giai đoạn niềng răng đặc biệt cần phải lưu ý nhiều hơn nữa, răng miệng trong gia đoạn bình thường nếu chăm sóc không kỹ thì vấn không thể làm sạch được hoàn toàn. Trường hợp khi mang mắc cài niềng răng thì càng khó khăn hơn nữa.

Với hầu hết mọi người thì chải răng và dùng chỉ tơ đúng cách đã có thể giúp đảm bảo vệ sinh răng miệng, tuy nhiên, với bệnh nhân đang niềng răng thì như thế vẫn chưa đủ. Thức ăn rất dễ bị mắc lại bên dưới dây cung, xung quanh các chun tại chỗ và vì vậy tạo điều kiện thuận lợi để hình thành mảng bám.

Nếu mảng bám không được loại bỏ hoàn toàn khỏi bề mặt răng và xung quanh mắc cài, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao bị viêm lợi, sâu răng và hôi miệng nặng hơn là nha chu tiến triển có thể dẫn đến abces răng rất nguy hiểm

Vi khuẩn trong mảng bám hấp thu đường và chuyển hóa thành axit. Axit có thể kích thích lợi, gây sâu răng và hôi miệng. Do vậy, việc lấy sạch mảng bám thường xuyên là rất quan trọng để có được hàm răng sạch đẹp sau khi niềng răng hoàn

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe răng miệng trong giai đoạn niềng răng

huong-dan-cach-cham-soc-rang-mieng-sau-khi-nieng-rang

Sử dụng chỉ tơ ít nhất một lần một ngày, tốt nhất là dùng chỉ tơ sau tất cả các bữa ăn. Khi bạn mang mắc cài thì sẽ khó để luồn được chỉ dưới dây cung nhưng đã có các dụng cụ đặc biệt để hỗ trợ, đó là cây luồn chỉ và một loại chỉ tơ đặc biệt.

  • Dùng kem đánh răng có chứa Fluoride:

Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride rất tốt cho sức khỏe răng miệng (không dùng cho trẻ em). Ngoài ra bệnh nhân có thể dùng thêm các nước súc miệng có chứa fluoride thông thường, chúng sẽ cung cấp fluoride để bảo vệ và làm răng cứng chắc trong suốt quá trình chỉnh nha.

Sau khi chải răng, súc sạch kem đánh răng, ngậm 5 -10ml dung dịch Fluor khoảng 30 giây, sau đó nhả thuốc, để lại phần thuốc còn bám lại ít nhất 30 phút. Tốt nhất nên thực hiện trước khi đi ngủ để fluor tiếp tục tác dụng suốt cả đêm

  • Bảo quản hàm và các khí cụ chỉnh nha tháo lắp:

Nếu bạn có hàm duy trì sau chỉnh nha hay bất kỳ khí cụ chỉnh nha tháo lắp nào thì chúng cũng cần được vệ sinh thường xuyên. Chải sạch khí cụ hằng ngày bằng bàn chải đánh răng và có thể sử dụng thêm kem đánh răng. Đặc biệt, chú ý làm sạch mặt khí cụ tiếp xúc với răng và niêm mạc miệng.

Nên chải khí cụ dưới vòi nước chảy và bên dưới có hứng chậu nước. Như vậy, dù bạn có trượt tay làm rơi hàm thì chúng cũng không bị gãy. Cũng có thể ngâm hàm trong dung dịch sát khuẩn loại chuyên dùng cho hàm giả. Không được sử dụng nước nóng để ngâm rửa hàm. Nó có thể làm biến dạng nhựa và do đó bạn không thể đeo được khí cụ nữa.

Khi không đeo hàm nên giữ chúng trong một hộp bảo quản. Không nên gói hàm lại vì có thể bị nhầm là rác và vứt đi.

  • Chải răng đúng cách:

nhung-cau-hoi-thuong-gap-khi-nieng-rang

Nên sử dụng bàn chải với lông bàn chải mềm vì như vậy sẽ dễ dàng làm các góc và kẽ cũng như không gây tổn thương lợi. Không cần thiết phải dùng bàn chải máy nhưng nếu bạn có thì vẫn có thể sử dụng nó để chải trên mắc cài.

Lưu ý: Không đập phần nhựa ở phía sau bàn chải vào phần cánh mắc cài vì nó có thể gây hại cho mắc cài. Ngoài ra, nên dùng ở tốc độ đánh răng vừa phải để tránh làm hỏng hay rơi mắc cài.

Chải răng ít nhất 3 lần một ngày. Tốt nhất là chải răng sau tất cả các bữa ăn để đảm bảo không có thức ăn mắc lại xung quanh mắc cài. Nếu không có điều kiện chải răng sau bữa trưa thì ít nhất cũng phải súc miệng thật kỹ với nước.

Vào buổi tối, hay bất cứ lúc nào có thời gian, bạn nên bỏ ra ít nhất 5 phút để chải răng thật kỹ. Bắt đầu với bàn chải kẽ răng, rất hiệu quả để lấy đi một lượng lớn mảnh vụn thức ăn, dụng cụ này cũng cần dùng hằng ngày để lấy đi mảng bám trên răng và nướu. Bàn chải đánh răng của bạn sẽ hư nhanh chóng vì mắc cài, do đó bạn cần thay bàn chải ngay khi nó bị xơ tua.

  • Điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý:

chinh-hinh-rang

Tránh xa những thực phẩm quá cứng, quá lạnh hoặc quá nóng… vì chúng dễ có nguy cơ gây vỡ và tổn hại tới các khí cụ, mắc cài.

Bạn cũng không nên tiếp xúc quá nhiều với đồ ăn quá dẻo, dễ gây dính răng và dính vào các mắc cài, gây khó khăn cho việc vệ sinh…

Không ăn vặt, không ăn các đồ ăn chứa nhiều đường trước khi đi ngủ mà không đánh răng lại.

Bên cạnh việc phải chăm sóc kỹ lưỡng và thường xuyên răng đang niềng, việc khám răng định kỳ là yêu cầu cần thiết để bạn kịp thời phát hiện các vấn đề răng miệng cũng như khắc phục ngay những biện pháp vệ sinh răng miệng chưa đúng. Ngoài ra, bệnh nhân nên tìm hiểu thêm những kiến thức nha khoa cơ bản để có chế độ chăm sóc răn miệng cho bản thân và gia đình được tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Những bệnh răng miệng do hút thuốc gây ra ít người biết

Người hút thuốc lá lâu năm khó tránh khỏi các bệnh lý về răng miệng. ...