Danh mục
Trang chủ >> Bệnh Răng Miệng >> Bệnh Hôi Miệng >> Hôi miệng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hôi miệng: Nguyên nhân và cách khắc phục

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hôi miệng là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng hôi miệng như thế nào? Hãy tham khảo ngay thông tin chia sẻ trong bài viết sau đây nhé!

Hôi miệng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hôi miệng luôn là một trong những tình trạng khiến nhiều người phải đau đầu bởi những khó chịu không chỉ cho chính bản thân mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh, khiến cho ta cảm thấy tự ti hơn khi giao tiếp. Để tìm hiểu nguyên nhân, cách nhận biết và cách điều trị chứng hôi miệng này, đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!

Hôi miệng là gì? Cách nhận biết hôi miệng

Hôi miệng là một bệnh lý về sức khỏe răng miệng thường gặp và khá phổ biến từ trẻ em đến người trưởng thành. Đây là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng, khi nói cười hay thậm chí là khi thở bằng miệng. Khiến cho người mắc phải gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống và giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thường ngày.

Để nhận biết các triệu chứng của tình trạng hôi miệng, bạn có thể thực hiện bằng 1 trong các cách sau:

  • Cách 1: Ngồi đối diện với người giám định, bịt mũi thở bằng miệng trong vài phút. Nếu nguồn gốc mùi hôi từ khoang miệng, bạn mím miệng và thở bằng mũi. Nếu nguồn gốc mùi hôi từ miệng và mũi, có thể trong cơ thể có một bệnh nào đó gây ra hôi miệng nặng.
  • Cách 2: Úp bàn tay vào miệng, thở ra và ngửi mùi.
  • Cách 3: Ngửi mùi trên chỉ nha khoa sau khi vệ sinh răng.
  • Cách 4: Đến các cơ sở nha khoa để đo nồng độ mùi hôi miệng.

Một số nguyên nhân gây nên hôi miệng

Nguyên nhân gây nên hôi miệng?

Theo GV Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Cùng là bệnh hôi miệng nhưng mùi hôi ở mỗi người lại rất khác nhau và nguyên nhân gây nên mùi hôi miệng phụ thuộc vào rất nhiều lý do khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do sự giải phóng các loại hợp chất sulphur trong khoang miệng, dễ bay hơi tạo nên mùi hôi khó chịu khi thở.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác có thể kể đến như:

  • Sử dụng thuốc lá gây ra mùi hôi cho vùng miệng, tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu.
  • Sử dụng thực phẩm như hành, tỏi,… và sự phân hủy của các thức ăn còn mắc lại trong các kẽ răng gây ra mùi hôi. Trong quá trình tiêu hóa, sản phầm phân hủy sẽ được đưa vào máu đến phổi và có thể gây ảnh hưởng đến hơi thở.
  • Không vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách, tạo ra tình trạng viêm nhiễm giữa răng và nướu, gây kích ứng nưới và tạo ra mùi hôi cho vùng răng miệng.
  • Sử dụng một số loại thuốc để điều trị đau thắt ngực, hóa chất hóa trị, an thần và sử dụng nhiều vitamin có thể làm giảm nước bọt, tăng mùi hôi khi chúng phân hủy và giải phóng hóa chất vào trong hơi thở.
  • Mắc một số bệnh như: ung thư, suy gan, trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh chuyển hóa khác có thể gây mùi hôi miệng.

Một số biện pháp điều trị hôi miệng hiệu quả

Cách điều trị triệu chứng hôi miệng hiệu quả tại nhà

Theo chia sẻ của GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Để điều trị hôi miệng và cải thiện chất lượng hơi thở ngay tại nhà, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng và đúng cách, giữ gìn khoang miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng ít nhất 1 ngày/2 lần, sau mỗi bữa ăn. Sử dụng những loại kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa chất kháng khuẩn để răng miệng được bảo vệ một cách tốt nhất.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch sâu bên trong những kẽ răng, làm giảm sự tích tụ của các mảng bám thức ăn giữa các kẽ răng, giúp răng được vệ sinh một cách sạch sẽ hơn.
  • Thay đổi bàn chải đánh răng 2 – 3 tháng/1 lần.
  • Uống nhiều nước và tránh các sản phẩm như rượu và thuốc lá, nhai kẹo cao su hoặc ngậm đồ ngọt, tốt nhất là không đường, có thể giúp kích thích sản xuất nước bọt nhằm phòng tránh hôi miệng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thức ăn nặng mùi để hạn chế việc hình thành mùi hôi trong khoang miệng.
  • Thường xuyên kiểm tra răng miệng của mình tối thiểu 2 lần/năm để đảm bảo vùng miệng của bạn được khỏe mạnh và thơm tho nhé.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Phải làm sao khi trẻ bị hôi miệng?

Phải làm sao khi trẻ bị hôi miệng?

Hôi miệng ở trẻ nhỏ là vấn đề khiến cho rất nhiều phụ huynh lo ...