Triệu chứng đắng miệng không đơn thuần là triệu chứng thông thường mà còn là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm, vậy phải làm sao khi mắc chứng bệnh này?
- Những nguy cơ từ việc bọc răng sứ kém chất lượng
- Sự thật về bọc răng sứ thẩm mỹ có thể bạn chưa biết
Đắng miệng là cảm giác luôn thấy vị hơi đắng trong miệng vào mỗi buổi sáng khi vừa ngủ dậy hoặc khi ăn không cảm nhận được vị ngon ngọt của thức ăn mà luôn cảm thấy chúng hơi đắng. Đây là một triệu chứng chứ không phải là một bệnh, tuy nhiên nó cũng gây ra khó chịu cũng như giảm cảm giác ngon miệng cho người mắc.
Nguyên nhân gây ra tình trạng bị đắng miệng?
Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến bị đắng miệng có thể kể đến như:
Do sự thay đổi thành phần trong nước bọt, người bị viêm tuyến nước bọt. Khi bị đắng miệng người bệnh cũng thường mắc kèm theo các chứng khác như: Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn, tính tình nóng nảy dễ cáu giận, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng và vàng, đại tiện táo bón, mạch huyền…
Đắng miệng thường là triệu chứng của những người đang bị ốm hoặc đang mắc những căn bệnh phổ biến như suy nhược cơ thể, cảm cúm, sốt… Đây thường là những loại bệnh không nguy hiểm, chỉ cần nghỉ ngơi và uống thuốc thì bạn sẽ nhanh chóng phục hồi và không còn thấy đắng miệng nữa.
Cảm thấy bị đắng miệng liên tục cả khi ngủ kèm theo các dấu hiệu khác như buồn nôn, thường xuyên ợ nóng, nôn, ho khan, khàn giọng thì có thể bạn đang mắc bệnh trào ngược dịch mật. Lúc này, bạn cần tránh các thức ăn béo, cay và đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị.
Đắng miệng cũng có thể gặp ở những người vệ sinh răng miệng kém, trào ngược dạ dày – thực quản.
Ngoài ra, đắng miệng còn là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân có chức năng gan bị suy giảm, mắc các bệnh viêm gan cấp tính, mãn tính, bị xơ gan, hay gan nhiễm mỡ, người bị suy giảm chức năng gan do uống nhiều rượu bia… Nguy hiểm hơn là một số người bị ung thư gan cũng cảm thấy đắng miệng và chán ăn, không còn cảm thấy được vị ngọt, mà luôn cảm thấy đắng đối với mọi loại đồ ăn.
Phải làm sao khi bị chứng đắng miệng?
Tìm ra đúng nguyên nhân gây đắng miệng là điều quan trọng nhất để điều trị. Một số việc bạn có thể làm để điều trị triệu chứng của bệnh răng miệng phổ biến như sau:
- Tiến hành khám sức khỏe, kiểm tra chức năng gan, mật…
- Nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên và nhiều gia vị vì kích hoạt trào ngược dịch vị và dịch mật.
- Sau khi ăn xong thì không nên nằm ngay mà nên đứng thẳng hoặc ngồi, cũng không nên vận động mạnh, cần có thời gian để dạ dày hoạt động.
- Ăn các loại trái cây giàu vitamin C như họ cam quýt sẽ giúp kích thích sản xuất nước bọt và xóa các vị đắng trong miệng.
- Có chế độ ăn uống khoa học: Uống đủ nước, nên ăn nhiều rau xanh, không nên ăn các loại thực phẩm đồ uống có cồn, có gas như rượu, bia, đồ đóng hộp, đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ,… Không hút thuốc lá.
- Khi sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ; kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng phù hợp.
Theo lời khuyên từ chuyên gia Cao đẳng Điều Dưỡng, khi triệu chứng đắng miệng xuất hiện thường xuyên, kéo dài kèm theo cơ thể mệt mỏi, đau đầu chóng mặt thì bạn nên đến các cơ sở, trung tâm y tế kiểm tra sức khỏe để chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.