Danh mục
Trang chủ >> Nha Khoa Thẩm Mỹ >> Niềng Răng - Chỉnh Nha >> Cấu tạo và quy trình niềng răng, có thể bạn chưa biết!

Cấu tạo và quy trình niềng răng, có thể bạn chưa biết!

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trước khi thực hiện phương pháp niềng răng để có thể sở hữu được nụ cười tự tin cùng hàm trăng trắng đều, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ cấu tạo và quy trình niềng răng để trang bị cho mình những thông tin cần thiết nhé!

Cấu tạo và quy trình niềng răng, có thể bạn chưa biết!

Cấu tạo của niềng răng

Theo cho biết của Giảng viên Nha khoa – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì cấu tạo của một chiếc niềng răng thường sẽ có những bộ phận sau:

Mắc cài: Đây là những ô vuông nhỏ, được làm bằng nhựa cứng hoặc thép không rỉ. Chúng sẽ được gắn trực tiếp lên mặt trước của trăng, có vai trò giữ dây cung di chuyển răng.

Band chỉnh nha: Được làm từ chất liệu tương tự như mắc cài, có nhiệm vụ hỗ trợ răng dịch chuyển đến vị trí mới đã được xác định.

Dụng cụ tạo khoảng: Để tạo khoảng trống nhỏ giữ các răng khi trước đặt band chỉnh nha. Bạn sẽ phải đeo khí cụ này tầm 7 ngày trước khi chính thức tiến hành quy trình niềng răng.

Dây cung: Có vai trò tạo lực để làm răng di chuyển theo định hướng sẵn của mắc cài, được làm từ kim loại không rỉ và có màu sắc tiế với màu răng.

Ống buccal: Có nhiệm vụ cố định đầu dây cung, được đặt trên band chỉnh nha ở chiếc răng cuối cùng.

Ties: Giúp buộc dây vòm vào giá đỡ, đây là những vòng cao su nhỏ hoặc dây mảnh.

Springs: Có vai trờ điều chỉnh khoảng cách giữa các răng.

Dây thun gắn vào móc trên giá đỡ: Giúp liên kết hàm trên và hàm dưới với nhau.

Hàm duy trì: Giúp thay thế mắc cài sau khi kết thúc quy trình niềng răng. Sử dụng hàm duy trì sẽ giúp đảm bảo sự ổn định của răng, ngăn chặn tình trạng răng dịch chuyển về vị trí trước khi niềng răng.

6 Bước quy trình niềng răng chuẩn y khoa

Các bước quy trình niềng răng – chỉnh nha chuẩn y khoa

Sau khi gắn mắc cài lên răng, dây cung sẽ tạo ra một áp lực lên răng và giá đỡ, kéo răng di chuyển theo hướng đã được xác định sẵn; xương hàm sẽ thay đổi và phát triển để hỗ trợ cho vị trí mới của răng. Mỗi tháng răng sẽ di chuyển khoảng 1 milimet. Thời gian niềng răng sẽ còn tuỳ thuộc vào vị trí cần cố định răng, trung bình từ 6 tháng đến 3 năm.

Sau đây là quy trình niềng răng chuẩn y khoa sẽ cần có 6 bước sau đây:

Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng

Trước khi niềng răng, các nha sĩ sẽ hẹn bạn đến để kiểm tra tình trạng răng miệng và hỏi thăm tình trạng lịch sử nha khoa cũng như bạn đã có từng thực hiện bất kỳ các thủ thục nào trên răng hay chưa.

Sau đó, nha sĩ sẽ có những tư vấn thích hợp cho bạn về loại niềng răng cũng như chi phí và thời gian cần thiết để thực hiện ca niềng.

Bước 2: Chuẩn bị

Chụp phim răng: Giúp nha sĩ làm cơ sở để gắn mắc cài, dây cung, miếng đệm… một cách chuẩn xác.

Lấy dấu răng: Để theo dõi, đối chiếu trong quá trình niềng.

Đặt dụng cụ tạo khoảng: Không phải giữa tất cả các răng đều đặt dụng cụ tạo khoảng. Có trường hợp đặt cả hai hàm, có trường hợp đặt một trong hai, cũng có khi không cần đặt ở hàm nào vì răng ngắn quá.

Nhổ răng (đối với những chiếc răng sâu): Nếu nhổ nhiều hơn 1 cái thì nha sĩ sẽ hẹn bạn vài ngày sau quay lại nhổ tiếp.

Bước 3: Gắn mắc cài

Đây là giai đoạn quan trọng và bạn sẽ cảm nhận được sự đau đớn nhất trong quá trình niềng răng. Thun nha khoa, mắc cài và dây cung chỉnh nha sẽ được gắn vào răng. Và cơn đau sẽ kéo dài âm ỉ khoảng 2 tuần.

Bước 4: Kiểm tra

Sau mỗi 4 tuần, nha sĩ sẽ hẹn bạn đến để thay dây cung, kiểm tra sự di chuyển của răng có vào vị trí lý tưởng không, nếu có vấn đề bạn cần phải bắt thêm vít, mài răng,… Sau đó, bạn sẽ bị cơn đau hành hạ khoảng 3 –  5 ngày.

Bước 5: Tháo niềng

Nếu bạn và nha sĩ đã cảm thấy ưng ý với hàm răng mới, niềng răng sẽ được tháo ra. Khoảng thời gian giữa bước 3 và bước 5 không giống nhau ở mỗi người, trung bình là từ 12-24 tháng.

Bước 6: Giai đoạn duy trì

Để giữ kết quả sau khi niềng răng, bạn cần đeo hàm duy trì để cho răng không dịch chuyển về vị trí cũ. Thông thường hàm duy trì sẽ có 2 dạng là cố định và tháo lắp. Quy trình đeo hàm duy trì có thể mất từ 9 – 12 tháng.

Thông tin được Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp và chia sẻ, hy vọng thông tin sẽ hữu ích đối với các bạn. Chúc các bạn có thêm nhiều thông tin cần thiết về quy trình niềng răng để có thể sở hữu được một hàm răng trắng sáng, tự tin.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Tầm quan trọng và nguyên tắc vệ sinh răng miệng khi đeo nha chỉnh

Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh răng miệng, những người đang ...