Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Nha Khoa >> Thuốc lá gây ra những vấn đề răng miệng nào nghiêm trọng?

Thuốc lá gây ra những vấn đề răng miệng nào nghiêm trọng?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hút thuốc lá không chỉ khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà thuốc lá còn là tác nhân gây ra nhiều vấn đề về răng miệng khác.

Thuốc lá gây ra những vấn đề răng miệng nào nghiêm trọng?

Thuốc lá gây ra những vấn đề răng miệng nào nghiêm trọng?

Thuốc lá là một chất gây nghiện nguy hại cho sức khỏe đã được các cơ quan chức năng khuyến cáo người dùng. Theo các bác sĩ nha khoa tổng quát khuyến cáo, việc hút thuốc lá gây ra nhiều chứng bệnh về răng miệng nhiều gấp 3 – 6 lần cũng như tỉ lệ rụng răng sớm cao gấp 2 lần so với người bình thường. Cụ thể:

Hút thuốc lá gây bệnh nha chu

Thuốc lá làm tăng mức độ nặng và lan rộng của bệnh vùng quanh răng. Những người hút thuốc có nguy cơ bị viêm lợi nhiều hơn bởi có nhiều mảng bám răng và cao răng ở cả trên và dưới lợi.

Người trẻ hút thuốc nhiều có nguy cơ bị viêm lợi hoại tử loét. Đây là một loại bệnh nặng và nhanh chóng dẫn đến viêm quanh răng hoại tử loét, cuối cùng là mất răng. Những người có sức khỏe tốt mà hút thuốc kéo dài nhiều năm sẽ có nguy cơ bị viêm quanh răng mạn tính, bệnh tiến triển từ từ làm lung lay nhiều răng.

Làm mất đi vẻ thẩm mỹ của răng

Khói thuốc lá có thể làm thay đổi màu của răng, thậm chí là đổi màu hàm giả và đổi màu các chất trám răng. Người mẹ hút thuốc trong lúc mang thai có nguy cơ sinh con bị dị tật môi và vòm miệng cao cấp 2 lần so với bình thường.

Hút thuốc lá quá nhiều sẽ làm các gai lưỡi phát triển quá mức, có màu xám và tạo nhiều nếp gấp giúp vi khuẩn dễ bám gây hôi miệng. Thuốc lá hút và thuốc lá nhai đều làm hôi miệng. Những người ngậm tẩu nhiều sẽ làm mòn răng ở chỗ cắn tẩu thuốc, làm cho hàm răng không đều.

Làm ảnh hưởng tới kết quả cấy ghép Implant

Trong quá trình thực hiện kỹ thuật cấy ghép răng Implant mà người bệnh vẫn thường xuyên hút thuốc thì có nguy cơ đào thải răng cấy ghép cao gấp 3 lần người không hút thuốc. Hút thuốc ngăn cản sự lành thương của xương ghép vì làm giảm dòng máu tại chỗ bởi vì làm gia tăng kháng cự ngoại biên và kết tập tiểu cầu, làm sản sinh hóa chất như: Hydrogen Cyanide và Carbone Monoxide ngăn cản sự lành thương, Nicotine ngăn cản sản sinh tế bào.

Theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết cho biết: Các bệnh nhân hút thuốc lá thì sau phẫu thuật hay bị đau nhiều hơn. Quá trình liền sẹo rõ ràng được cải thiện sau khi ngừng hút thuốc lá.

Hút thuốc là chống chỉ định tương đối vì nguy cơ hở vết thương, nhiễm trùng và hoặc tiêu xương và giảm 10% khả năng tích hợp xương. Ở những người hút thuốc lâu năm thì độ rắn của xương sẽ bị giảm từ 2 đến 3 lần.

Ảnh hưởng tới quá trình lành vết thương sau phẫu thuật

Thuốc lá là một chất gây co mạch ngoại vi làm giảm cung cấp máu đến vùng có vết thương, Cacbon Monoxit và các chất hóa học có trong khói thuốc ức chế các quá trình sinh học giúp làm lành vết thương. Hút thuốc làm giảm tốc độ lưu chuyển máu trong mao mạch ngoại vi, làm chậm hình thành cục máu đông sau khi nhổ răng, thuốc lá làm giảm chức năng của bạch cầu nên bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.

Thuốc lá gây ra những vấn đề răng miệng nào nghiêm trọng?

Thuốc lá gây ra những vấn đề răng miệng nào nghiêm trọng?

Các tổn thương niêm mạc miệng khác do thuốc lá

Viêm miệng do Nicotin (Nicotinic Stomatitis) là một sự thay đổi ở niêm mạc vòm miệng cứng do hút thuốc quá nhiều, niêm mạc vòm miệng trở nên trắng với các u nhỏ gồ lên, trên đó có các chấm đỏ. Tổn thương này sẽ mất đi sau khi dừng thuốc lá, một số trường hợp hiếm trở thành ung thư biểu mô.

Thay đổi vị giác và xúc giác

Vị giác và xúc giác của người hút thuốc bị thay đổi bởi khói và các chất hóa học có trong thuốc lá. Mức ảnh hưởng càng tăng nếu dùng thuốc lá càng nhiều. Và người hút thuốc có xu hướng ăn mặn hơn người không hút thuốc.

Thuốc lá không chỉ gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm đe dọa tới sức khỏe tổng quát mà còn gây ra nhiều vấn đề ngiêm trọng đe dọa tới sức khỏe răng miệng, thế nên các bạn hãy tập bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Không chỉ vì thẩm mỹ của hàm răng mà còn vì sức khỏe của cơ thể, “nói không” với thuốc lá ngay hôm nay bạn nhé!

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng chảy máu chân răng liên tục?

Tình trạng chảy máu chân răng liên tục và kéo dài, có thể là dấu ...