Danh mục
Trang chủ >> Bệnh Răng Miệng >> Nguyên nhân và cách phòng tránh tụt lợi

Nguyên nhân và cách phòng tránh tụt lợi

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tụt lợi là tình trạng chân răng bị lộ, tạo cảm giác khó chịu, mất thẩm mỹ và không chỉ là vấn đề ở người lớn tuổi mà còn làm đau đầu nhiều bạn trẻ ngày nay.

Nguyên nhân gây tụt lợi là gì?

Theo trang Phục hình răng tụt lợi là hiện tượng bờ lợi co về phía cuống răng làm hở chân răng. Bệnh nhân thường phàn nàn với bác sĩ răng họ bị dài ra, ảnh hưởng thẩm mỹ ở vùng răng phía trước, kẽ răng bị hở hay bị rắt thức ăn, răng ê buốt, lung lay nếu tiêu xương nhiều. Tụt lợi có thể do nguyên nhân sinh lý, bệnh lý hoặc sang chấn, hoặc kết hợp các nguyên nhân.

Đối với nguyên nhân bệnh lý thì các bệnh như viêm quanh răng, túi bệnh lý sâu là nguyên nhân thường gặp của tụt lợi.

Nguyên nhân tụt lợi còn có thể là do chải răng sai kỹ thuật làm sang chấn mòn lợi (lợi mỏng và thấp dần). Sang chấn khớp cắn là yếu tố thuận lợi làm trầm trọng tụt lợi do tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ.

Ngoài ra, tụt lợi sinh lý tăng theo tuổi, tỷ lệ co từ 8% ở trẻ em tới 100% sau tuổi 50 (theo Glickman). Yếu tố thuận lợi về sinh lý và giải phẫu cũng là nguyên nhân gây tụt lợi. Do mức độ mòn lợi bị ảnh hưởng bởi vị trí của răng trên cung hàm, góc của chân răng trong xương hàm, độ cong gần xa của bề mặt chân răng. Ở những răng xoay, nghiêng, sai vị trí lệch ra phía tiền đình thì tấm xương ổ răng mỏng, bị giảm chiều cao, áp lực khi nhai thức ăn cứng hoặc do chải răng sẽ làm mòn phần lợi không được xương nâng đỡ phía dưới, gây ra tụt lợi.

Nguyên nhân do góc độ của chân răng trong xương hàm dễ thấy nhất ở vùng răng lớn hàm trên. Nếu chân hàm ếch nghiêng nhiều về phía hàm ếch hoặc hai chân phía tiền đình ngả ra phía ngoài nhiều quá sẽ làm xương ở vùng cổ răng mỏng và ngắn, dẫn đến mòn bờ lợi không được xương nâng đỡ. Nếu kèm theo mòn mặt nhai thì co lợi sẽ trầm trọng hơn. Mòn mặt nhai thường đồng hành với chồi răng và làm tăng rõ sự nghiêng của chân răng, điều này càng làm giảm lượng xương ổ răng che phủ cổ răng và tăng tụt lợi do giảm sự nâng đỡ lợi; teo tổ chức quanh răng ở người già; phanh niêm mạc miệng bám sai vị trí.

Hậu quả khi bị tụt lợi như thế nào?

Lợi tụt làm bề mặt chân răng lộ ra nên dễ bị sâu chân răng. Chân răng lộ ra sẽ bị mòn khi chải răng làm lộ ngà răng, do đó răng ê buốt khi bị kích thích nóng lạnh, chua ngọt. Khi tụt lợi vượt quá ranh giới lợi dính – niêm mạc tiền đình thì bờ lợi thường xuyên bị co kéo trong các hoạt động chức năng nhai, nói làm bong lợi khỏi bề mặt răng. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho mảng bám, thức ăn và vi khuẩn tích tụ, nhất là co lợi ở vùng kẽ răng tạo mùi hôi miệng, vi khuẩn tích tụ lâu dài dẫn đến viêm quanh chân răng, làm ảnh hưởng thẩm mỹ với nhóm răng phía trước.

Tụt lợi nếu để lâu ngày không điều trị sẽ làm cho các tổ chức xung quanh răng bị lỏng lẻo, răng bị tổn thương dẫn đến tiêu xương ổ răng và có thể gây mất răng.

Cách phòng tránh bệnh tụt lợi

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn để phòng ngừa tụt lợi, nên lựa chọn bàn chải có lông mềm để chải răng và phải chải răng đúng cách. Có thể sử dụng thêm nước súc miệng kháng khuẩn, có bổ sung fluor để làm tăng tác dụng làm sạch và củng cố men răng.

Cần đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng/1 lần để lấy sạch cao răng và kịp thời phát hiện các bệnh viêm lợi, viêm quanh răng. Đặc biệt, những người có yếu tố nguy cơ tụt lợi như cấu trúc lợi mỏng, răng mọc lệch lạc hay phanh môi, má bám thấp… nên được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn phòng ngừa.

Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng răng bị tụt nướu

Tụt nướu răng là bệnh thường gặp, khiến bạn rất khó chịu, ăn không ngon ngủ ...