Danh mục
Trang chủ >> Bệnh Răng Miệng >> Vì sao đa phần người Việt mắc bệnh răng miệng?

Vì sao đa phần người Việt mắc bệnh răng miệng?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Tại Việt Nam, do cách vệ sinh không đúng cách của người Việt dẫn đến các bệnh răng miệng thường gặp như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng,…

 90% người Việt mắc các bệnh răng miệng

Bệnh răng miệng là một trong những căn bệnh thường gặp nhất của người Việt Nam. Theo điều tra của Bộ Y tế và Viện Nghiên cứu, Thống kê Sức khỏe răng miệng Autralia tại Việt Nam cho biết có 44% người khám răng do đau, gần 10% đi kiểm tra, 55% dân số không bao giờ đi khám, 85% bị sâu răng ở độ tuổi từ 6-8 và trong đó có 94% không được điều trị.

benh-rang-mieng-1

Người Việt mắc nhiều bệnh răng miệng

Theo chia sẻ của các bác sĩ đang hỗ trợ giảng dạy tại trường Cao đẳng Y cho biết, các bệnh răng miệng thường gặp nhất đó là sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu và hôi miệng. Theo các nha sĩ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể bắt nguồn từ nồng độ fluor trung bình trong nước quá thấp, người dân chưa có kiến thức về chăm sóc và bảo vệ răng miệng cũng như chưa có thói quen sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao.

Các bệnh răng miệng thường gặp

  1. Bệnh sâu răng

Bệnh sâu răng là một trong các bệnh răng miệng thường gặp nhất hiện nay. Theo thống kê, tỉ lệ mắc bệnh sâu răng tăng từ 75% ở độ tuổi 18-34, 90% ở độ tuổi 45 trở lên. Trên cả nước, Tây Nguyên là một trong những vùng có tỷ lệ sâu răng cao nhất chiếm 98%. Tăng 15% là con số đáng báo động tại tây Nguyên khi so với năm 1990.

benh-rang-mieng-5

Bệnh sâu răng

Ở Việt Nam có 75% người bị mắc sâu răng vĩnh viễn, đây là con số được đưa ra tại hội thảo giải pháp chăm sóc răng miệng được tổ chức tại TP.HCM. Trong đó đối tượng sâu răng phổ phổ biến nhất chính là trẻ em

Nguyên nhân chính gây sâu răng bắt nguồn từ thói quen vệ sinh răng miệng. Sau khi ăn, những mảng bám thừa trên răng không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Theo thời gian, vi khuẩn sẽ tích tụ hình thành lỗ đen li ti và phát triển rộng gây cảm giác đau nhức, khó khăn khi nhai.

Khi bị sâu răng bạn nên đến gặp nha sĩ để có thể khám tránh trường hợp gây chết tủy do để lâu ngày. Quan trọng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh sâu răng, bạn nên kiểm tra và vệ sinh răng miệng thường xuyên, hạn chế các đồ ngọt có ga vào buổi tối.

  1. Bệnh viêm lợi

Theo Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam, PGS.TS Trịnh Đình Hải cho biết 90% người Việt Nam mắc bệnh viêm lợi. Viêm lợi gây sưng đỏ, dễ chảy máu do bệnh gây tổn thương đến mô bao quanh và nâng đỡ răng.

benh-rang-mieng-3

Bệnh viêm lợi

Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể bị viêm quanh răng và mất răng. Để tránh trường hợp này, bạn nên làm sạch bề mặt, loại bỏ mảng bám và vệ sinh răng miêng theo tư vấn của nha sĩ.

  1. Bệnh viêm quanh răng

Bệnh viêm quanh răng gây tổn thương lợi, xương ổ răng , các dây chằng quanh răng, xương răng. Người bị bệnh viêm quanh răng sẽ cảm thấy đau, miệng bị hôi và chảy máy khi đánh răng; nướu đỏ, sưng, răng bị lung lay khi nhai.

Bệnh do các mảng bám và cao răng chứa các vi khuẩn gây tổn thương lợi, mọc rang lệch, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin C, sức đề kháng yếu, thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì,… đều có thẻ là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm quanh răng.

Bệnh viêm quanh răng không chỉ gây khó khăn trong việc ăn uống mà có teher dẫn đến đau dạ dày khi bệnh trở nặng. Theo các nha sĩ, hiện nay chưa có phương pháp đặc hiệu nào trị bệnh viêm quanh răng. Vì vậy bạn nên hình thành thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ và ăn uống hợp lý hoặc nhờ sự can thiệt của kỹ thuật viên phục hình răng.

  1. Bệnh hôi miệng

Bệnh hôi miệng là một trong các bệnh răng miệng thường gặp ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày.

benh-rang-mieng-2

Bệnh hôi miệng
Nguyên nhân chính dẫn đến hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không đúng cách do khi ăn một số thức ăn nhỏ dính trong kẽ răng, hốc răng sâu bên trong bị vi khuẩn phân hủy gây ra mùi hôi. Lượng nước bọt không đủ để làm sạch răng cũng có thể là nguyên nhân của hôi miệng. Ngoài ra, bị mắc các bệnh như  ung thư phổi, nhiễm trùng phổi mãn tính,  viêm phổi hoặc có vật lạ trong mũi…cũng có thể bị hôi miệng.

Để điều trị hôi miệng, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ngày, thường xuyên súc miệng sau khi ăn, không sử dụng các chất gây mùi như thuốc lá,…

Hiện nay bệnh răng miệng đang phát triển với tốc độ chóng mặt đòi hỏi bản thân mỗi người cần có những kiến thức về chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách để có hàm răng khỏe mạnh.

Nguồn :Cao Đẳng Y Dược Pasteur

Có thể bạn quan tâm

Mòn răng: hiểu rõ nguyên nhân, nhận diện triệu chứng, phương pháp ngăn ngừa và điều trị

Mòn răng xảy ra khi lớp men răng bị tác động của acid từ thức ...