Danh mục
Trang chủ >> Sức Khỏe Răng Miệng >> Tuổi tác và sự lão hóa của răng miệng

Tuổi tác và sự lão hóa của răng miệng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khi tuổi tác của chúng ra già đi thì mọi cơ quan trên cơ thể đều sẽ dẫn lão hóa theo thời gian. Trong đó dễ nhận thấy nhất là những vấn đề về răng miệng.

Vấn đề răng miệng theo thời gian

Vấn đề răng miệng theo thời gian

Những vấn đề răng miệng thường gặp khi về già

Sâu răng

Sâu răng là một vấn đề rất thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe răng miệng cho biết, khi về già nguy cơ bị sâu răng sẽ càng tăng. Nguyên nhân có thể là do khô miệng gây sâu răng, và khô miệng là một tác dụng phụ phổ biến của nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh mãn tính liên quan đến tuổi già.

Thay đổi cấu trúc miệng

Các chuyên gia cho biết, ngoài việc tăng nguy cơ sâu răng, viêm và nhiễm trùng, cấu trúc của miệng và răng của chúng ta có thể thay đổi khi già đi. Bởi theo thời gian, cấu trúc dưới xương của miệng và mặt có thể dịch chuyển và sự hư hỏng là một hệ quả đơn giản của trọng lực.

Quá trình dồn ép này thường bắt đầu vào cuối độ tuổi 30 hoặc 40, và theo thời gian, nó có thể dẫn đến đau, khó vệ sinh răng và ảnh hưởng đến nụ cười.

Tụt lợi

Tụt lợi là vấn đề về răng miệng khác thường gặp ở người già. Nguyên nhân được các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết có thể là do vệ sinh răng miệng không đầy đủ. Có thể dẫn đến tích tụ cao răng dưới nướu răng, gây viêm (viêm nướu) và bệnh nướu răng (viêm nha chu).

Để hạn chế nguy cơ gây tụt lợi khi về già, mọi người nên chú ý kỹ tới việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, đánh răng bằng bàn chải lông mềm 2 lần một ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày có thể làm giảm tình trạng này.

Vậy phải làm gì để ngăn chặn lão hóa răng miệng ở người già?

Khó có thể ngăn chặn được tình trạng lão hóa theo thời gian, tuy nhiên theo các chuyên gia cho biết, để có thể hạn chế tối đa những lão hóa của răng miệng khi về già thì mọi người cần phải duy trì thói quen chăm sóc tốt răng miệng ngay từ bây giờ.

Thường xuyên đánh răng, dùng chỉ nha khoa, đi khám định kỳ, biết rõ về răng miệng của mình và những gì đang xảy ra ở đó.

Việc làm sạch các kẽ răng thực sự quan trọng đối với sức khỏe răng miệng nói chung. Đối với hầu hết mọi người, điều này có nghĩa là dùng chỉ nha khoa, nhưng đối với một số người, tăm chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng, tăm nước, tăm nha khoa và các dụng cụ chỉ nha khoa khác có thể là cách tốt hơn để tiếp cận những chỗ khó tiếp cận này.

Ngăn ngừa lão hóa răng miệng ở người già

Ngăn ngừa lão hóa răng miệng ở người già

Nếu bạn mang răng giả, điều quan trọng là vệ sinh chúng hàng ngày, với nước rửa dành riêng cho răng giả. Tháo răng giả ra khỏi miệng ít nhất bốn giờ trong mỗi 24 giờ để giữ cho niêm mạc miệng khỏe mạnh. Tốt nhất là tháo răng giả toàn bộ hoặc một phần vào ban đêm. Và hãy chắc chắn làm theo hướng dẫn của nha sĩ để đeo và chăm sóc răng giả.

Chế độ ăn uống cũng là một thành phần quan trọng của sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân. Khi chúng ta già đi, có một xu hướng cùng với mất răng là chế độ ăn mềm hơn, thường có nghĩa là nhiều carbonhydrat và đường, đây đều là các chất dẫn đến tình trạng sâu răng và một số bệnh răng miệng khác.

Hãy từ bỏ những thói quen như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, bởi những thói quen này không chỉ gây hại cho sức khỏe cơ thể mà còn gây hại cho sức khỏe răng miệng.

Hút thuốc và nhai thuốc lá gây hôi miệng, để lại những vết ố khó chịu trên răng và khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư khoang miệng và miệng họng đều sử dụng thuốc lá.

Ngoài ra cũng báo cáo rằng khoảng 70% bệnh nhân bị ung thư miệng là những người nghiện rượu nặng. Kết hợp rượu với thuốc lá càng làm tăng nguy cơ ung thư miệng và các ung thư liên quan.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tác động tiêu cực của hút thuốc đối với sức khỏe răng miệng

Người hút thuốc lá đối diện với rủi ro cao về vấn đề nướu, mất ...