Danh mục
Trang chủ >> Bệnh Răng Miệng >> Tất cả những cách phòng ngừa bệnh răng miệng ở trẻ hiện nay

Tất cả những cách phòng ngừa bệnh răng miệng ở trẻ hiện nay

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hầu hết tất cả bà mẹ đều mong cho con mình nhanh lớn và khỏe mạnh.Trẻ sơ sinh và trẻ tập đi cũng có nguy cơ bị bệnh sâu răng như những trẻ lớn và người lớn

Chăm sóc răng cho trẻ cần phải được bắt đầu từ lúc mới sinh ra. Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sớm giúp cho bé có hàm săc khỏe đẹp.

Khi trẻ mắc bệnh răng miệng sẽ có những ảnh hưởng gì?

Theo trang tin Cao đẳng Dược, khi mắc bệnh răng miệng, miệng trẻ thường có mùi hôi, ăn uống kém dần dẫn đến trẻ có thể mất ngủ và gầy sút nhanh nếu kéo dài khả năng dẫn đến suy dinh dưỡng. Nếu mất răng sẽ phát âm không chuẩn và sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như học tập trong lứa tuổi học sinh.

Trẻ từ 0-3 tuổi cũng có thể mắc bệnh răng miệng

Trẻ từ 0-3 tuổi cũng có thể mắc bệnh răng miệng

Những bệnh nhiễm khuẩn ở răng miệng cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng nhiễm khuẩn các bộ phần gần như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng và gây viêm các cơ quan xa hơn như, tim, thận, khớp. Bên cạnh đó, khi cơ thể thiếu yếu tố vi lượng cũng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng: thiếu vitamin C dẫn đến chảy máu thành mạch yếu và thiếu vitamin D gây rối loạn chuyển hóa xương khiến răng mọc chậm, thiếu canxi và flour làm răng dễ bị sâu.

Sâu răng là chứng bệnh ở tổ chức cứng của răng và làm tiêu dần những chất vô cơ, hữu cơ ở men và ngà răng dẫn đến lỗ sâu. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng là do vi khuẩn, đường trong thức ăn để tồn tại lâu trong miệng.

Triệu chứng: Thông thường khó nhận biết vì thấy những lỗ sâu răng xuất hiện thì bệnh đã phát triển được thời gian dài. Khi thấy đau là sâu răng đã bước sang giai đoạn nặng hơn. Nếu răng không được hàn, răng tiếp tục bị phá hủy và lỗ sâu lớn và ăn vào đến tủy. Lúc này bệnh nhân sẽ bị đau nhức dữ dội thành từng cơ, tự nhiên không ăn cũng đau. Khi sâu răng đến tủy không được chữa trị kịp thời sẽ biến chứng thành viêm quanh cuống răng, áp xe hay nặng hơn có thể hình thành trong xương gây viêm mô tế bào, viêm hạc, viêm xương…..

Viêm lợi: có cảm giác ngứa lợi, khó chịu và lợi bị sưng đỏ, dễ chảy máu khi chạm vào. Ở độ tuổi trẻ mọc răng cũng dễ bị viêm lợi, ngứa, chảy nhiều rãi. Trẻ thường cho tay hoặc các vật lạ vào miệng cắn, mệt mỏi, biếng ăn, sốt khoảng 38 độ C và có hạch dưới hàm…

Bệnh viêm quanh răng: Khi viêm lợi  không được điều trị khỏi thì sẽ phát triển thành bệnh viêm quanh răng. Lợi sẽ dẫn dần tụt khỏi răng, hình thành những túi lợi sâu và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm trầm trọng thêm mức độ của bệnh. Hơn thế, bệnh còn làm cho xương và dây chẳng bao bọc quanh răng sẽ bị tiêu hủy dần và khiến cho răng không còn chỗ dựa. Từ đó, răng trở lên yeeis, lung lay và cuối cùng sẽ rụng. Biểu hiện của bệnh viêm quanh răng là hôi miệng, chảy máu lợi, sưng, đỏ lợi và có cảm giác đau khi nhai, răng lung lay….

Chứng chảy máu chân răng: Thường gặp phải khi chăm sóc vệ sinh răng không tốt dẫn đến viêm lợi, đánh răng không đúng cách làm tổn thương lợi…

Cách phòng ngừa bệnh răng miệng ở trẻ hiện nay

Theo tin tức bệnh răng miệng, chải răng: lấy sạch mảng bám ở răng, xoa nắn lợi nhẹ nhàng, làm sạch khe lợi. Chọn bàn chải vừa miệng, giúp đưa bàn chải vào miệng dễ dàng, lông bàn chải không mềm quá hoặc cứng quá. Chải răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và chải đủ ba mặt răng: mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. Chải răng xoay tròn với răng cửa, chếch 45 độ đối với răng hàm trong 3 phút.

Hạn chế dùng đường: Đối với mọi lứa tuổi đều không nên ăn nhiều đường. Trẻ em không nên ăn bánh kẹo trước lúc đi ngủ hay trước bữa ăn, không ăn vặt mà nên ăn thành bữa, ăn xong phải súc miệng, đánh răng ngay.

Nên cho trẻ đi khám răng miệng theo định kỳ

Nên cho trẻ đi khám răng miệng theo định kỳ

Làm cho men răng trở nên chắc hơn bằng sử dụng flour: trẻ từ 6 – 15 tuổi có thể súc miệng với dung dịch muối. Đánh răng bằng thuốc đánh răng có flour.

Bổ sung canxi:  Cần bổ sung Canxi dưới dạng nano, Vitamin d3 và MK7 giúp phát triển xương và răng chắc khỏe. Thành phần chính của răng là canxi, vì vậy thiếu canxi cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về răng miệng ở trẻ. Mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ được phát triển một cách toàn diện nhất.

Khám định kỳ: Trẻ cần được khám răng 6 tháng 1 lần. Khám răng đều đặn như vậy sẽ giúp phát hiện những răng chớm bị sâu để được điều trị sớm, tránh biến chứng.

Ngoài ra, cần tránh cho trẻ những thói quen gây nguy hại cho răng, xương ổ răng cũng như phần mô mềm như mút ngón tay, đẩy lưỡi, cắn môi, má hay ăn móng tay, nghiến răng,  thở bằng miệng.

Nguồn: Phục chỉnh răng

Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng răng bị tụt nướu

Tụt nướu răng là bệnh thường gặp, khiến bạn rất khó chịu, ăn không ngon ngủ ...