Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin cần phải biết xoay quanh vấn đề cạo vôi răng, bảo vệ sức khỏe răng miệng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
- Bao nhiêu lâu thì phải lấy vôi răng một lần?
- Lấy cao răng có tác dụng gì đối với sức khỏe răng miệng?
- KTV Phục hình răng Pasteur chia sẻ cách lấy cao răng tại nhà
Một số thông tin cần biết về cạo vôi răng
Cạo vôi răng là gì? Bao lâu thì đi lấy vôi răng? Quy trình được thực hiện như thế nào? Cần phải chú ý những gì khi cạo vôi răng?… Hãy cùng các Nha sĩ Cao đẳng Y Dược TPHCM đi tìm câu trả lời nhé!
Vôi răng là gì?
Vôi răng được hình thành từ những mảng vụn của thức ăn còn dư thừa, bám vào bề mặt răng, giữa các kẽ răng với nướu chưa được làm sạch, theo thời gian chúng sẽ bị vôi hóa và trở nên cứng hơn, khó có thể làm sạch bằng cách đánh răng thông thường do các khoáng chất có trong nước bọt.
Vôi răng là một cơ hội thuận lợi để cho các loại vi khuẩn có hại cho răng phát triển, gây ra nhiều bệnh liên quan đến sức khỏe răng miệng như: viêm nướu, viên nha chu,…
Nên cạo vôi răng khi nào?
Theo khuyến cáo của các Nha sĩ, để có sức khỏe răng miệng tốt nhất, định kỳ 6 tháng/1 lần các bạn nên đến các nha khoa để lấy vôi răng. Tuy nhiên, đối với bạn có tình trạng men răng sần sùi, thường xuyên sử dụng nước trà, café, hút thuốc,… thì tốt nhất nên đi lấy cao răng 3 – 4 tháng/lần.
Việc thường xuyên tái khám định kỳ 3 hoặc 6 tháng/lần sẽ giúp cho các bạn biết được các tình trạng hiện tại của răng miệng, phát hiện sớm những bệnh lý và có những phương pháp điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Quy trình cạo vôi răng được thực hiện như thế nào?
Theo chia sẽ của GV Nha Khoa – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Cạo vôi răng được tiến hành thực hiện theo các bước sau đây:
Quy trình cạo vôi răng
Bước 1: Thăm khám tổng quát
Bất kỳ các kỹ thuật nha khoa nào dù là đơn giản nhất, trước khi bắt đầu thực hiện thì các bạn đều sẽ được các Nha sĩ tiến hành thăm khám tổng quát tìn hình sức khỏe răng miệng.
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng
Bạn sẽ được vệ sinh khoang miệng trước khi tiến hành lấy vôi răng bằng các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Đây là bước cơ bản nhưng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khoang miệng vô khuẩn, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và tránh gặp các biến chứng không mong muốn.
Bước 3: Cạo vôi răng
Đầu tiên, các Nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch các mảng bám trên thân răng, cổ răng để loại bỏ các phần cao răng nằm sâu bên dưới nướu.
Tiếp theo, Nha sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng bằng công nghệ siêu âm không đau với chuyển động rung của các bước sóng lên toàn bộ bề mặt có mảng bám thức ăn và vi khuẩn sẽ được loại bỏ sạch sẽ ra khỏi răng và nướu một cách nhanh chóng, ngay cả khi chúng nằm sâu dưới nướu hay trong các kẽ răng.
Bước 4: Đánh bóng răng
Đây là bước cuối cùng trong quá trình cạo vôi răng, sau khi các vụn cao răng li ti được loại bỏ hoàn toàn các Nha sĩ sẽ đánh bóng bề mắt răng bằng chổi và thuốc đánh bóng chuyên dụng, giúp bề mặt răng nhẵn mịn, trắng sáng hơn và hạn chế sự tích tụ của cặn bã thức ăn, vi khuẩn trên răng.
Các lưu ý sau khi cạo vôi răng
Các mô nướu và men răng sau khi lấy cao răng sẽ rất nhạy cảm, nếu không được chăm sóc đúng cách thì sẽ rất dễ tích tụ lại các mảng bám và dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Do đó, để chăm sóc răng miệng sau khi cạo vôi răng một cách tốt nhất, bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:
- Tuyệt đối không được sử dụng các thực phẩm, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh để hạn chế sự tổn hại cho men răng.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá, các thực phẩm sậm màu, café, nước ngọt,…
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm quá mềm hoặc dẻo để tránh hình thành cao răng.
- Xây dựng một chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhiều rau củ, trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất.
- Thực hiện đánh răng đều đặn vào mỗi buổi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ.
- Chải răng đúng cách, sử dụng nước muối sinh lý, chỉ nha khoa,… để tránh làm mòn men răng và loại bỏ các mảng bám còn sót lại hiệu quả nhất.
- Khám và lấy cao răng theo định kỳ hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Nguồn: phuchinhrang.edu.vn tổng hợp