Danh mục
Trang chủ >> Bệnh Răng Miệng >> Mòn cổ chân răng: Nguyên nhân, điều trị và khắc phục

Mòn cổ chân răng: Nguyên nhân, điều trị và khắc phục

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mòn cổ chân răng là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị và khắc phục như thế nào?… Bài viết sau đây sẽ trả lời các câu hỏi liên quan đến mòn cổ chân răng, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mòn cổ chân răng: Nguyên nhân, điều trị và khắc phục

Để giúp các bạn hiểu rõ và có thêm nhiều kiến thức về bệnh mòn cổ chân răng, các Nha sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xin chia sẻ đến với các bạn một số thông tin về bệnh mòn cổ chân răng với nội dung bài viết sau đây:

Mòn cổ chân răng là bệnh gì?

Mòn cổ chân răng là một bệnh lý còn có tên gọi khác là tiêu chân răng hình chêm. Đây là hiện tượng cổ răng bị mất đi lớp men răng và xuất hiện một rãnh sâu, lõm vào hình chữ V ở mặt ngoại răng gần sát viền lợi, thường gặp ở các răng hàm nhỏ vị trí răng số 4 – 5 – 6 và răng cửa.

Mòn cổ chân răng không chỉ khiến cho hàm răng của người bệnh mất thẩm mỹ, ngại giao tiếp mà còn gây ra những cơn ê buốt, đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn nhai, vệ sinh, làm răng bị lung lay và có khả năng bị mất răng.

Triệu chứng của bệnh lý mòn cổ chân răng

Một số triệu chứng đặc trưng, thường gặp của bệnh lý mòn cổ chân răng là:

Khi ăn thức ăn hoặc uống thức uống quá nóng, lạnh hoặc chua ngọt sẽ có cảm giác ê buốt chân răng.

Khi đánh răng hoặc dùng nước xúc miệng, cổ chân răng sẽ có cảm giác bị ê.

Hàm răng bị mòn cổ răng có thể bị sưng, nhức răng, nướu đau dai dẳng, khó chịu.

Nguyên nhân gây mòn cổ chân răng

Bệnh lý mòn cổ chân răng thường do 2 nguyên nhân chính sau đây gây ra:

Thứ nhất: Vôi răng tích tụ nhiều trong một thời gian dài không được cạo vôi răng, đè lên nướu khiến cho nướu bị tụt xuống dưới (hay còn gọi là tụt nướu răng), làm lộ chân răng khiến răng dễ bị bào mòn bởi các acid tự nhiên có trong tuyến nước bọt hoặc các thực phẩm ăn uống hàng ngày do không còn sự bảo vệ của nướu nữa.

Thứ 2: Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, chải răng quá mạnh, lông bàn chải cứng chải miết bào phần cổ răng hoặc kem đánh răng chứa nhiều chất mài mòn men răng.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác có thể kể đến như: di truyền, mắc các bệnhl ý như gout, thiếu canxi, thấp khớp, giảm tiết nước bọt,…

Điều trị mòn cổ chân răng phụ thuộc vào tình trạng mức độ của bệnh

Cách điều trị mòn cổ chân răng

Theo cho biết của GV Nha khoa – Cao đẳng Y Dược TPHCM: Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ mà có nhiều phương pháp điều trị mòn cổ chân răng khác nhau. Cụ thể:

Ở mức độ nhẹ: Bạn có thể dùng phương pháp trám răng vào những chỗ cổ răng bị khuyết, vừa ít tốn thời gian và tiết kiệm chi phí.

Ở mức độ nặng: Bạn cần phải chữa tuỷ răng bị khuyết và phục hình bọc răng sứ để đảm bảo sức khoẻ răng miệng và chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ.

Biện pháp phòng bệnh mòn cổ chân răng

Để điều trị triệt để bệnh mòn cổ chân răng và bảo vệ sức khoẻ răng miệng, cách tốt nhất là bạn cần phải phòng bệnh ngay từ ban đầu. Bằng cách:

  • Chải răng đúng cách: 1 ngày ít nhất 2 lần (sau bữa ăn). Không đánh răng quá mạnh và theo chiều ngang, mà cần phải chải răng nhẹ nhàng từ trên xuống xoay tròn, bàn chải nghiêng 1 góc 45 độ.
  • Sử dụng kem đánh răng chất lượng, có chứa flour để tăng độ chắc khoẻ cho răng.
  • Thường xuyên cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/1 lần.
  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm quá chua, quá nóng hoặc quá lạnh.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Chảy máu chân răng và dấu hiệu của sự thiếu hụt chất dinh dưỡng

Khi chứng kiến tình trạng chảy máu chân răng, có khả năng người bệnh đang ...