Danh mục
Trang chủ >> Bệnh Răng Miệng >> Nguyên nhân dẫn tới sún răng ở trẻ nhỏ là gì?

Nguyên nhân dẫn tới sún răng ở trẻ nhỏ là gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sún răng ở trẻ nhỏ, không chỉ do thói quen ăn uống của trẻ mà còn do sự tắc trách không để ý của các bậc cha mẹ.

Sún răng có nguy hại thể nào đến trẻ?

Răng sữa bị sún có chứa nhiều vi khuẩn có hại. Các loại vi khuẩn này cũng có sức phá hủy không kém vi khuẩn gây sâu răng, viêm tủy. Đồng thời chúng còn làm mất đi tính thẩm mỹ răng miệng ở trẻ.

Theo chuyên gia kỹ thuật phục hình răng, sún răng ở trẻ nhỏ làm răng bị mòn dần, tủy bị hở, ngà răng sữa bị lộ khiến cho bé thấy khó chịu và nhức khi ăn uống. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và tính khí của bé. Bé dễ quấy khóc biếng ăn và lười chải răng nên tình trạng bệnh càng có chiều hướng gia tăng. Khi hàm răng của bé bị mòn sún, đặc biệt là răng của, sự mất thẩm mỹ có thể chưa đáng ngại nhưng nguy cơ trẻ bị nói ngọng thì lại rất nghiêm trọng. Đồng thời, khi bị sún răng nặng sẽ khó phát âm chuẩn nên dễ bị ngọng hơn các bé khác.

Ngoài ra, khi sún răng ở trẻ nhỏ thì nguy cơ những chiếc răng này bị hỏng sớm sẽ làm thay đổi tiến trình mọc răng chuẩn của bé. Theo các chuyên gian Dược học cổ truyền thì điều này có thể dẫn đến những sai lệch của răng vĩnh viễn về sau. Bởi răng sữa mọc sớm, nướu sẽ đóng kín nhanh hơn trước khi răng vĩnh viễn tại vị trí này kịp mọc. Do đó, khi răng vĩnh viễn mọc sẽ rất khó khăn, bị lệch thế răng và còn gây đau cho trẻ.

Nguyên nhân gây ra tình trạng sún răng ở trẻ

Hầu hết trẻ nhỏ không thể tự chăm sóc và bảo vệ răng miệng tốt cho mình, do vậy mẹ hãy để ý những nguyên nhân sau để bảo vệ một cách tốt nhất hàm răng cho trẻ, tránh các nguy cơ sún răng ở trẻ nhỏ.

Thói quen ăn uống: Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, nguyên nhân gây ra sún răng chủ yếu là do thói quen ăn uống ở trẻ vì chúng thường xuyên ăn bánh, kẹo ngọt, nhất là vào các buổi tối trước khi đi ngủ cộng thêm trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh răng miệng của mình, vì vậy chất đường trong thực phẩm sẽ bám vào bề mặt răng không được vệ sinh sạch sẽ, sau đó bị lên men tạo ra axit làm mòn men răng. Lớp mảng bám bên ngoài chứa vi khuẩn sẽ tấn công từ lớp men ngoài của răng và dần lan sâu vào bên trong tới ngà răng và tủy răng. Do vậy, đồ ăn ngọt chính là nguyên nhân gây sún răng ở trẻ mà phụ huynh cần hết sức lưu ý.

Chế độ ăn thiếu canxi: Canxi là thành phần quan trọng quyết định sự phát triển của răng. Nếu cơ thể con người thiếu canxi sẽ khiến cho răng bị yếu đi và dễ bị các vi khuẩn xấu xâm hại. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ, bổ sung các năng lượng chứa nhiều canxi như tôm, cua, cá để cung cấp đủ lượng canxi cho cơ thể cần.

Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh dùng trong điều trị bệnh ít nhiều đều để lại tác dụng phụ. Đối với các bà bầu khi mang thai có dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng tới răng miệng của trẻ sau này và cũng là nguyên nhân dẫn đến sún răng ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, khi trẻ bị ốm dùng thuốc kháng sinh để chữa trị cũng có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới răng miệng. Do vậy khi mang thai hoặc khi chữa bệnh cho trẻ nhỏ dùng đến thuốc kháng sinh thì mẹ nên chú ý hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả an toàn không ảnh hưởng đến mẹ và sự phát triển bình thường của trẻ. Đồng thời, mẹ nên đề ra những nguyên tắc chăm sóc răng miệng cho trẻ, tránh những tác nhân, thực phẩm nhiều đường gây hại răng cho trẻ.

Do chế độ chăm sóc răng miệng không đảm bảo: Do trẻ còn quá nhỏ, chúng chưa thể tự vệ sinh răng miệng của mình sạch sẽ hơn nữa thói quen ăn uống của chúng lại ăn nhiều đồ vặt, đồ ngọt, nhiều bữa càng làm gia tăng tình trạng làm bào mòn các men răng dẫn đến sún răng ở trẻ nhỏ, các vi khuẩn theo đó mà tấn công và tích tụ khiến trẻ dễ bị sún răng, nặng hơn sẽ làm tăng nguy cơ nhổ bỏ răng.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị sún răng. Do vậy, phụ huynh cần lưu ý để có biện pháp giúp trẻ phòng ngừa bệnh hiệu quả. Đồng thời, mẹ cũng nên xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống hợp lý, giảm ăn đồ ngọt, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Thường xuyên cho trẻ đi khám nha khoa để phát hiện bệnh răng miệng để sớm có biện pháp xử lý kịp thời. Vì chỉ cần một chút sơ suất không để ý của cha mẹ cũng rất dễ xảy ra nguy hại hàm răng cho trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Có nên áp dụng phương pháp đánh răng bằng muối hàng ngày?

Đánh răng bằng muối là phương pháp làm trắng răng tại nhà đơn giản, dễ ...