Danh mục
Trang chủ >> Nha Khoa Trẻ Em >> Những cột mốc thay răng của trẻ mà cha mẹ nên tìm hiểu

Những cột mốc thay răng của trẻ mà cha mẹ nên tìm hiểu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Việc nắm rõ được quy trình thay răng ở trẻ là điều cần thiết để các bậc phụ huynh có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất cho con.

 Những cột mốc thay răng của trẻ mà cha mẹ nên tìm hiểu

Những cột mốc thay răng của trẻ mà cha mẹ nên tìm hiểu

Quá trình thay răng của trẻ em như thế nào?

Theo các bác sĩ nha khoa trẻ em cho biết, thông thường quá trình thay răng của trẻ em diễn ra từ 6 – 12 tuổi, cũng có những trường hợp thay răng sớm khi trẻ còn 4 tuổi hoặc ngược lại là muộn khi trẻ 8 tuổi. Và chiếc răng sữa cuối cùng sẽ rụng khi trẻ 12 hay 13 tuổi.

Hàm răng của trẻ được coi là phát triển bình thường khi thứ tự của các răng vĩnh viễn sẽ mọc tương tự như răng sữa, nghĩa là chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Vì thế, các ông bố bà mẹ có thể đoán được thứ tự rụng của những chiếc răng sữa này, đồng thời biết được thứ tự của những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên.

Tuy nhiên, thứ tự thay răng của hàm trên sẽ khác một chút so với hàm dưới. Nếu như thứ tự phổ biến của hàm trên là: răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn thì với hàm dưới sẽ là: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.

Theo lời các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, thời gian thay răng diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng – ví dụ, răng một chân thì thời gian thay răng sẽ chỉ diễn ra trong một vài tuần nhưng đối với răng nhiều chân như răng cối thì đòi hỏi thời gian lâu hơn, có thể từ 1 – 2 tháng.

Cho trẻ tới bác sĩ nha khoa trong giai đoạn thay răng có cần thiết?

Tuyệt đối không nên tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà, bởi điều này sẽ gây chảy máu chân răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng, thêm vào đó, việc đưa tay vào miệng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương này có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng và gây ra các bệnh lý răng miệng khác.

Tìm hiểu về công việc Điều dưỡng Nha Khoa

Nên cho trẻ đi khám nha sĩ trong giai đoạn thay răng

Trong giai đoạn trẻ bắt đầu thay răng, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đến khám bác sĩ nha khoa để có thể được tư vấn và xử lý đúng cách những chiếc răng sữa đã lung lay, giúp cho quá trình thay răng diễn ra đúng trình tự và đảm bảo không làm xô lệch ảnh hưởng tới chiếc răng vĩnh viễn.

Nhiều trường hợp răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ mọc lên dẫn đến lệch lạc, các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ sớm hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí.

Ngoài ra, trong quá trình trẻ thay răng các phụ huynh cần lưu ý:

Luôn theo dõi sát sao quá trình thay răng của trẻ em và tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn cứng khó nhai. Nếu những chiếc răng mọc lên khiến trẻ có cảm giác đau đớn, cha mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp hoặc nước hoa quả.

Căn dặn và để trẻ tránh chạm tay và đẩy lưỡi vào chỗ trống của chiếc răng thay cũng như dạy trẻ cách chăm sóc cẩn thận những chiếc răng mới mọc và đừng quên vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những bệnh răng miệng phổ biến nhất ở trẻ em

Biết được những bệnh răng miệng trẻ em thường hay mắc phải nhất sẽ giúp ...