Rất nhiều bậc phụ huynh khi thấy trẻ quấy khóc do mọc răng thường luống cuống không biết xử lý như thế nào. Nếu chưa biết thì hãy theo dõi bài viết này nhé!
- Hiểu rõ hơn về phương pháp niềng răng trong suốt hiện đại
- Tìm hiểu về răng sữa và tại sao nên bảo vệ răng sữa cho con
- Những lỗi của phụ huynh khiến răng trẻ bị hư hại từ rất sớm
Cha mẹ đã biết cách xử lý khi trẻ bị mọc răng chưa?
Cách xử lý một số trường hợp khi trẻ mọc răng
Thông thường khi mọc răng, trẻ thường khó chịu và quấy khóc, có thể xuất hiện triệu chứng sốt. Vấn đề này tuy đơn giản nhưng nếu không biết cách xử lý đúng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của trẻ. Vậy cần xử lý như thế nào?
Nụ răng bắt đầu xuất hiện khoảng khi trẻ 6 tháng tuổi và tiếp tục cho đến khoảng 3 tuổi, khi miệng bé mọc đầy đủ răng sữa tạm thời.Trong giai đoạn này để giảm đau cho trẻ có thể thử một số phương pháp như sau: Cọ xát nướu của bé với một ngón tay hoặc một miếng vải lạnh để làm giảm sưng. Cho bé ngậm núm vú giả làm lạnh từ tủ đông hoặc giữ một củ cà rốt lạnh cho bé gặm vào để tạo sức ép nhẹ cho nướu răng.
Vào khoảng 6-8 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Bé có thể bị sốt nhẹ, chảy nước bọt nhiều, thường đưa tay vào miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm phần lợi phía trước. Bé cũng có thể đi cầu phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, quấy khóc, biếng ăn. Các dấu hiệu này thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3-7 ngày (cũng có những bé không xuất hiện dấu hiệu gì). Khi bé có các triệu chứng trên, cha mẹ cần lưu ý:
- Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết, nếu bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.
- Nếu bé đi cầu phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ.
- Trong trường hợp trẻ quấy khóc nhiều, không chịu ăn uống có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân thì hãy cho trẻ tới khám bác sĩ nha khoa trẻ em để được tư vấn cách xử lý kịp thời.
Cách xử lý trẻ mọc răng đúng cách
Những điều cần làm để trẻ có được hàm răng khỏe đẹp
- Hạn chế các thói quen xấu của bé như ăn bánh kẹo thường xuyên, không đánh răng trước khi ngủ, ngậm vú giả, mút ngón tay. Những thói quen này có thể gây di lệch hàm răng, dẫn đến móm hoặc vẩu.
- Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé: Sau khi ăn, nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng, sau đó lau răng bằng khăn mềm; hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày.
- Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, đặc biệt là đảm bảo chất canxi ngay từ giai đoạn mang thai.
- Không tự ý mua kháng sinh cho con uống vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, nhiều trường hợp răng nhiễm kháng sinh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình dạng, màu sắc không còn tự nhiên nữa.
- Đưa con đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và xử lý các bất thường..
Trên đây là một số thông tin giúp các bậc phụ huynh có thể dễ dàng xử lý và chăm sóc khi trẻ mọc răng. Trong trường hợp đặc biệt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp hơn.
Nguồn: phuchinhrang.edu.vn