Danh mục
Trang chủ >> Bệnh Răng Miệng >> Làm cách nào để phòng tránh tình trạng răng ê buốt?

Làm cách nào để phòng tránh tình trạng răng ê buốt?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Răng ê buốt là một vấn đề mà khá nhiều người đang mắc phải, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động ăn uống hàng ngày. Vậy làm cách nào để phòng tránh răng ê buốt?

Răng ê buốt là vấn đề nhiều người đang gặp phải 

Răng ê buốt là vấn đề nhiều người đang gặp phải 

Vì sao răng bị ê buốt?

Các chuyên gia Nha Khoa thẩm mỹ cho biết mỗi cái răng của chúng ta gồm 3 lớp: men, ngà và tủy răng.

Lớp men răng ngoài cùng là lớp cứng nhất, cũng là lớp bảo vệ răng. Khi phần men này bị khuyết mất ở vị trí nào đó và để lộ phần ngà răng bên trong sẽ khiến răng bị ê buốt.

Trong khi đó, lớp men của răng cửa lại rất mỏng nên đôi khi những va chạm nhẹ hoặc những hành động vô ý cũng sẽ làm ảnh hưởng đến răng cửa gây ra cảm giác ê buốt.

Một số nguyên nhân dẫn đến răng bị ê buốt như:

  • Tụt nướu do tuổi tác hoặc chải răng không đúng cách.
  • Đồ uống có tính axít cao (như là soda) gây mòn men và lộ ngà răng.
  • Các bệnh nướu khi mắc phải có thể gây tụt nướu
  • Răng bị mẻ hoặc gãy làm lộ ngà răng.
  • Thói quen nghiến răng gây mòn mặt nhai của răng
  • Sử dụng loại kem đánh răng có độ mài mòn cao hay sử dụng bàn chải đánh răng cứng, không đúng cách.
  • Việc đánh răng quá 2 lần mỗi ngày cũng là nguyên nhân gây mòn men răng khiến răng bị ê buốt.

Ngoài ra, một số biện pháp điều trị nha khoa như tẩy trắng răng, cạo vôi răng, đeo niềng răng hoặc trám răng đều được cho là nguyên nhân gây ra triệu chứng răng nhạy cảm trong suốt hoặc sau quá trình điều trị.

Làm cách nào để phòng tránh tình trạng ê buốt răng?

Để có thể phòng tránh tình trạng răng ê buốt thì theo lời khuyên của các chuyên gia tại Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM – Trường cao đẳng Y dược Pasteur mọi người có thể dựa vào những tác nhân gây ê buốt răng để phòng ngừa vấn đề này, cụ thể như:

Làm gì để phòng tránh răng ê buốt?

Làm gì để phòng tránh răng ê buốt?

  • Sử dụng bàn chải đánh răng tiêu chuẩn: sử dụng bàn chải chuyên dụng cho răng ê buốt, lông mềm, đầu tròn, có độ đàn hồi tốt.
  • Thực hiện việc vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng nhiều không phải là tốt, mỗi một ngày chỉ cần đánh răng 2 lần, mỗi lần đánh răng chỉ trong vòng 2-3 phút là tốt nhất.
  • Đánh răng nhẹ nhàng để tránh làm mòn men răng. Bạn nên dành khoảng 30 giây trong tổng số thời gian đánh răng cho mỗi góc răng miệng để có thể làm sạch tất cả mảng bám.
  • Súc miệng bằng dung dịch chứa nhiều fluoride: Fluoride là một chất cần thiết để ngừa sâu răng, đồng thời cũng làm giảm hiện tượng răng ê buốt. Bạn nên súc miệng theo liều lượng chỉ dẫn bởi bác sĩ nha khoa.
  • Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng: Các hoạt chất có tác dụng tốt trong kem đánh răng chuyên dụng có thể kể đến Strontium Acetate hoặc Potassium Nitrate. Ngoài tác dụng giảm ê buốt răng hiệu quả, dòng kem chuyên dụng còn chứa fluoride có tác dụng ngăn ngừa sâu răng, thích hợp với nhu cầu chăm sóc răng miệng hàng ngày.

Nếu đã áp dụng các phương pháp trên nhưng chứng răng ê buốt không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đi khám bác sĩ nha khoa để được kiểm tra, tư vấn chính xác nhất, bởi rất có thể bạn đang gặp một vấn đề hay một bệnh lý về răng miệng khác nghiêm trong hơn.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Mòn răng: hiểu rõ nguyên nhân, nhận diện triệu chứng, phương pháp ngăn ngừa và điều trị

Mòn răng xảy ra khi lớp men răng bị tác động của acid từ thức ...