Danh mục
Trang chủ >> Bệnh Răng Miệng >> Nhổ răng hàm khi bị sâu có nên hay không?

Nhổ răng hàm khi bị sâu có nên hay không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Việc ăn uống hằng ngày sẽ rất khó khăn bởi nhưng cơn đau do vết sâu răng. Vậy nhổ răng hàm khi bị sâu có nên hay không? 

Răng hàm bị sâu có nên nhổ không?

Răng hàm bị sâu có nên nhổ không?

Nguyên nhân dẫn đến sâu răng là gì?

Các giảng viên trường cao đẳng dược Sài Gòn chia sẻ, răng hàm mọc ở độ tuổi trên 6. Trong tuổi này trẻ ít có ý thức bảo vệ răng miệng của mình. Bố mẹ thường ít quan tâm tới răng của trẻ, hoặc quan tâm nhưng chưa đúng cách.

Thường để bé  “thả cửa” ăn uống các loại kẹo bánh, đồ ăn đồ uống chứa nhiều đường. Đây là nguyên nhân gây sâu răng – một loại bệnh răng miệng phổ biến.

Khi vi khuẩn đã bị phá hủy thì lớp men  răng, ngàn răng, cấu trúc răng bị phá vỡ, vi khuẩn xâm nhập tấn công phá hủy răng. Ban đầu bệnh sâu răng rất khó nhận biết, bởi răng hàm nằm sâu trong miệng và không có sự đau đớn nào.

Chỉ khi sâu răng đã nặng, tủy đã bị mòn ruỗng chỉ còn lại chân răng bạn cảm thấy đau đớn. Khi chỉ còn chân răng, nha sĩ sẽ quyết định có nên nhổ bỏ chiếc răng hàm bị sâu hay không?

Khi không chữa sâu răng kịp thời, răng sâu sẽ phá hủy toàn bộ phần tủy răng bị nhiếm trùng, gây kích thích tủy răng, khiến bạn đau đớn, khó chịu. Vi khuẩn lây lan gây viêm vùng nướu, hại nướu bị nhiễm trùng, sưng tấy, những chiếc răng khác trong hàm cũng bị sâu.

Khi nào cần nhổ răng hàm bị sâu?

Răng sâu sẽ chia ra làm nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi một giai đoạn sẽ tương ứng với mức độ sâu của răng. Các bác sĩ nha khoa sẽ khám xem có nên nhổ chiếc răng bị sâu không? Bởi vậy không hẳn là chiếc răng hàm nào cũng phải bị nhổ bỏ. Thực tế là chiếc răng sâu 80-90% vẫn có thể phục hồi nguyên dạng và chức năng nhai.

Răng số 6 là răng chiếm tỷ lệ sâu nhiều nhất. Khi răng số 6 mọc lên, nó đã là răng vĩnh viễn, không  có khả năng thay thế như những chiếc răng khác.

Răng số 6 thường dễ bị sâu nhất

Răng số 6 thường dễ bị sâu nhất

Đây là răng cối lớn, có nhiều hố rãnh trên bề mặt, có vai trò quan trọng để thực hiện chức năng nhai của cả hàm răng. Do đó đây là răng chính để nhai và nghiền nát thức ăn.

Nhổ răng hàm bị sâu có nguy hiểm không?

Nhổ răng là việc loại bỏ hoàn toàn chiếc răng ra khỏi hàm. Với kỹ thuật phục hình răng tiên tiến hiện đại, nhổ răng hàm sẽ không gây ảnh hưởng đến thần kinh hoặc các biến chứng nguy hiểm. Các bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn, gây tê và tiệt trùng hiệu quả, nhổ răng không đau đớn và viêm nhiễm.

Răng hàm sâu sau khi được nhổ đi sẽ có thể thay thế bằng phương pháp trồng răng, tái tạo lại hình dạng của răng. Vì thế chức năng nhai của hàm sẽ không bị gián đoạn, sinh hoạt hàng ngày vẫn bình thường mà đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Nếu nhổ răng hàm không trồng răng lại dễ bị móm về già.

Tuy nhiên, quyết định nhổ răng hàm sâu hay không phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ, chỉ thực hiện khi hiện tượng đau nhức và sưng tấy không còn.

Có thể bạn quan tâm

Có nên áp dụng phương pháp đánh răng bằng muối hàng ngày?

Đánh răng bằng muối là phương pháp làm trắng răng tại nhà đơn giản, dễ ...