Giai đoạn trẻ con đang lớn mọc răng thường khiến cho trẻ biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, đôi khi có thể sốt nhẹ… Do đó phụ huynh cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt cho con trong thời điểm này.
- Một số bệnh liên quan đến răng của trẻ em thường gặp hiện nay
- Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ bị khe hở môi – vòm miệng
- Các mẹo chữa hôi miệng hiệu quả bạn nên tham khảo
Cách Chăm sóc trẻ mọc răng
Thông thường trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên khi được 6 tháng tuổi, 12 tháng có khoảng 6 răng và khi đến 24 tháng sẽ có đầy đủ 20 răng sữa. Thời điểm mọc răng khiến trẻ cảm thấy khó chịu, bỏ ăn, khóc quấy,sút cân. Để chăm sóc tốt cho trẻ giai đoạn này thì các bác sĩ nha khoa trẻ em khuyên cha mẹ cần phải lưu ý một số điều dưới đây!
Chế độ chăm sóc trẻ mọc răng
Dấu hiệu của trẻ chuẩn bị mọc răng đó là lợi của bé đỏ và sưng to, kèm theo sốt nhẹ, khiến cho trẻ chán ăn, sút cân. Lúc này cha mẹ hãy vỗ về bé, thay đổi chế độ ăn của bé bằng bột, sữa hoặc cháo loãng, giúp trẻ có thể dễ dàng ăn hơn.
Trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ, bạn cần đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời chứ không nên tự ý mua thuốc hạ sốt về cho trẻ sử dụng.
Con cũng có thể đi ngoài phân nhão, sệt 3 – 4 lần/ngày, trong vòng khoảng 3 – 7 ngày. Nếu bé đi ngoài phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa trẻ đến bác sĩ.
Đảm bảo sức khỏe răng miệng cho trẻ: Cha mẹ cần phải vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt trước và sau khi cho trẻ ăn, nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng, sau đó lau răng bằng khăn mềm, hoặc mẹ có thể đánh răng cho bé. Việc làm này giúp trẻ phòng tránh những bệnh lý về răng miệng và một số bệnh về đường tiêu hóa khác.
Quá trình mọc răng khiến cho trẻ bị ngứa lợi, do đó trẻ thường thích gặm nhấm, cắn các vật rắn. Cha mẹ nên lựa chọn những loại đồ chơi bằng chất liệu mềm, có hình tròn cho trẻ. Những đồ chơi vuông thành sắc cạnh rất nguy hiểm vì dễ làm tổn thương lợi và ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc răng của trẻ.
Thời gian mọc răng của các trẻ thường khác nhau, có nhiều trẻ phát triển tốt 4,5 tháng tuổi đã mọc răng. Tuy nhiên nếu trẻ trên 1 tuổi mà vẫn chưa xuất hiện một cái răng nào thì có thể là do trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương. Do đó cha mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ, bảo đảm cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.
Trường hợp trẻ quấy khóc và không chịu ăn dài trong thời gian dài cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra, tránh để lâu sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ, làm tăng nguy cơ gây suy dinh dưỡng ở trẻ.
Mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho trẻ đang mọc răng
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mọc răng
Theo một số kinh nghiệm chăm con của nhiều cha mẹ thì nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.
Cha mẹ có thể chuẩn bị loại thức ăn được xay nhuyễn, các loại rau nấu chín, đồ uống mát, sẽ khiến bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.
Nếu trẻ ăn ít thì mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm một số thức ăn khác như sữa chua, phomai, váng sữa, dưa chuột để lạnh. Đây đều là những đồ ăn làm giảm thiểu sự đau đớn cho trẻ khi mọc răng.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi mọc răng cần đầy đủ các chất đường, đạm, tinh bột, chất béo và luôn thay đổi thực đơn sẽ giúp bé thích thú với việc ăn hơn. Đây sẽ là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho bé yêu trong thời kỳ mọc răng.
Nguồn: https://phuchinhrang.edu.vn