Danh mục
Trang chủ >> Nha Khoa Trẻ Em >> Đeo hàm răng giả cho trẻ em có ý nghĩa gì?

Đeo hàm răng giả cho trẻ em có ý nghĩa gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Việc đeo hàm răng giả cho trẻ em có mục đích là để phục hồi lại chức năng nhai, thẩm mỹ, phát âm cũng như giữ chiều dài cung răng và kích thước dọc khớp cắn cho trẻ.

Đeo hàm răng giả cho trẻ em có ý nghĩa gì?

Đeo hàm răng giả cho trẻ em có ý nghĩa gì?

Vì sao trẻ cần phải đeo hàm răng giả?

Theo các nha sĩ trẻ em cho biết, không phải trường hợp nào cũng phải đeo hàm răng giả cho trẻ. Trẻ thường phải đeo hàm răng giả trong các trường hợp chính sau đây:

  • Mắc bệnh Sâu răng: là nguyên nhân thường gặp. Sâu răng ở trẻ em thường tiến triển nhanh, gây mất tổ chức nhiều hoặc phải nhổ răng trong trường hợp có biến chứng nhiễm khuẩn.
  • Chấn thương làm gãy răng hoặc mất răng.
  • Bất thường số lượng răng (thiếu răng), hình thể (loạn sản) và cấu trúc (sinh men bất toàn, sinh ngà bất toàn, nhiễm sắc…).

Hiện nay, loại hàm giả tháo lắp thường được chỉ định cho trẻ. Trong trường hợp thiếu nhiều răng, còn một số răng trụ, có thể làm loại hàm giả răng tháo lắp có nền hàm phủ lên trên các răng còn lại. Chỉ định hàm giả tháo lắp còn phụ thuộc vào các vấn đề chủ quan: Mong muốn của trẻ em và bố mẹ.

Thông thường ở lứa tuổi 3 – 6, trẻ không chấp nhận đeo bất kì loại hàm răng giả nào. Sự hợp tác của trẻ và bố mẹ đặc biệt quan trọng trong trường hợp cần đeo hàm loại có nền hàm phủ trên các răng thật. Khi đeo loại hàm giả này đòi hỏi một chế độ chăm sóc sức khỏe răng miệng chặt chẽ và nhiều lần đi kiểm tra định kỳ.

Ưu nhược điểm của hàm răng giả tháo lắp

Theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, hàm răng giả toàn bộ là những ca lâm sàng khó khăn nhất, chẳng hạn như trong các trường hợp không còn xương ổ răng, mào xương ổ răng rất phẳng. Cần thay đổi hàm giả vào thời điểm mọc răng hàm và răng cửa vĩnh viễn. Mặt trong của nền hàm nên làm bằng nhựa mềm để không làm tổn thương niêm mạc của trẻ. Nhựa mềm cho phép giải quyết tạm thời vấn đề lưu giữ và ổn định.

  • Nhược điểm: Do là hàm răng giả tháo lắp và gây vướng víu nên trẻ em có thể không chấp nhận và không mang, ngoài ra có thể bị gãy vỡ. Nếu hàm giả không được đeo, vài ngày sau có thể gây mất khoảng, do vậy hàm giả cần phải được đeo liên tục trong miệng.

Ngoài ra, để giải quyết tạm thời đặc điểm tháo lắp, đối với vùng răng trước có thể đặt dạng giữ khoảng cố định. Tuy nhiên, loại này dễ bong khâu, khó vệ sinh, mất khoáng men răng dưới khâu.

  • Ưu điểm của các loại chụp thép có sẵn là: thao tác nhanh, kết quả tốt, lâu dài hơn so với các phục hồi thông thường, mài răng ít, có khả năng bảo tồn tủy răng cao, giá rẻ, tránh được sâu răng tái phát, giữ được chiều cao khớp cắn, đặc biệt trong các trường hợp bất thường cấu trúc gây mòn răng nhanh, giữ được chiều dài cung răng.

Đeo hàm răng giả cho trẻ em có ý nghĩa gì?

Đeo hàm răng giả cho trẻ em có ý nghĩa gì?

Lưu ý khi sử dụng răng giả tháo lắp cho trẻ

  • Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày.
  • Vệ sinh hàm giả kết hợp với vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.
  • Khi đi ngủ nên tháo hàm ra và ngâm trong dung dịch muối loãng hoặc giấm.
  • Tránh va chạm mạnh và rơi vỡ
  • Chú ý đến chế độ ăn uống, tránh các thực phẩm quá dai và quá cứng.

Trên đây là một số thông tin về phương pháp đeo hàm răng giả tháo lắp cho trẻ bị mất răng. Và để đạt được hiệu quả tối ưu nhất thì phụ huynh nên cho con đi khám bác sĩ nha khoa để được tư vấn chi tiết hơn.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những bệnh răng miệng phổ biến nhất ở trẻ em

Biết được những bệnh răng miệng trẻ em thường hay mắc phải nhất sẽ giúp ...