Đau nhức sau khi nhổ răng khôn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khu vực chiếc răng khôn vẫn tiếp tục đau nhức trong thời gian dài thì cần phải thận trọng.
- Mặt hại của niềng răng chỉnh nha mà bạn cần phải biết
- Đi tìm nguyên nhân và cách xử lý khi răng bị ố vàng
- Cùng chuyên gia phục hình răng tìm hiểu quá trình điều trị viêm tủy răng
Thận trọng với việc đau nhức kéo dài sau khi nhổ răng khôn
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau nhức kéo dài sau khi nhổ răng khôn
Theo các bác sĩ nha khoa tổng quát cho biết, việc đau nhức vùng răng khôn sau khi nhổ là một phán ứng hoàn toàn tự nhiên, cơn đau sẽ dần biến mất sau vài ngày và tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ dần ổn định. Với những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì quá trình nhổ răng khôn sẽ tác động nhiều hơn đến cấu trúc quanh chân răng nên cần nhiều thời gian hơn để cơn đau biến mất. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau tiếp tục kéo dài hơn 1 tuần thì người bệnh cần phải lưu ý, rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo cho những biến chứng nhổ răng khôn nguy hiểm như:
Nhiễm trùng
Biến chứng này khá thường gặp sau nhổ răng khôn, nó xảy ra chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
- Phòng phẫu thuật chưa được khử trùng triệt để, các dụng cụ y khoa cũng không đảm bảo vô khuẩn khi điều trị.
- Bác sĩ tay nghề kém thực nhổ răng sai kỹ thuật làm tác động nhiều đến các tổ chức quanh răng, gây tổn thương, viêm nhiễm.
- Do chế độ chăm sóc sau nhổ răng không hợp lý. Ăn uống và vệ sinh răng miệng không đúng cách làm tổn thương đến vùng nhổ răng hoặc phá vỡ phần máu đông có chức năng bảo hộ. Khi đó sẽ làm ảnh hưởng đến vết khâu và gây nhiễm trùng.
- Sau nhổ răng nếu bạn vận động mạnh cũng có thể xảy ra tình trạng viêm nhiễm vùng nướu. Hoặc các thói quen xấu như cắn móng tay, sử dụng ống hút, chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Tình trạng viêm nhiễm nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn nữa. Đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng máu gây nguy hại đến tính mạng con người.
Chấn thương mô nướu
Nhổ răng khôn sau 1 tuần vẫn đau cũng có thể là do chấn thương mô mềm. Biến chứng này khiến cơn đau nhức ở vùng nhổ răng khôn trở nên nặng hơn và kéo dài dai dẳng. Các khu vực dễ bị tổn thương nhất trong quá trình nhổ răng đó là má, nướu và vòm miệng. Tình trạng đau nhức tổn thương mô mềm thường kéo dài hơn 1 tuần, thậm chí có thể là vài tuần sau đó.
Tổn thương dây thần kinh
Theo các giảng viên khoa Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, dưới khu vực chân răng khôn là hệ thống các dây thần kinh hàm mặt, do đó các trường hợp răng khôn mọc chạm vào dây thần kinh hay bác sĩ nhổ răng khôn sai cách sẽ có nguy cơ làm tổn thương dây thần kinh, có thể gây hội chứng giao cảm, sưng tấy một bên mặt. Tổn thương dây thần kinh sau khi nhổ răng khôn là biến chứng nguy hiểm và khó điều trị nhất.
Thận trọng với việc đau nhức kéo dài sau khi nhổ răng khôn
Các phương pháp giảm đau sau khi nhổ răng khôn
Với những trường hợp cơn đau kéo dài gây ảnh hưởng tới cuộc sống thì nên tới khám tại các phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương hướng điều trị thích hợp.
Nếu tình trạng đau nhức ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ cho bạn một đơn thuốc giảm đau và chống nhiễm trùng.
Ở mức độ nặng sẽ cần phải tiến hành điều trị dựa trên từng nguyên nhân gây đau nhức.
Để quá trình điều trị được thuận lợi, ngăn ngừa tái phát biến chứng nhổ răng khôn thì người bệnh cũng cần phải nâng cao ý thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt, như:
- Tránh hoạt động với cường độ cao vì sẽ làm gia tăng các cơn đau nhức.
- Không dùng tay, lưỡi chạm vào vị trí mới nhổ răng để tránh vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn.
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
- Không sử dụng ống hút vì áp lực của nó có làm vỡ cục máu đông.
- Có một thực đơn ăn uống hợp lý sau nhổ răng khôn.
Trên đây là một số kiến thức về tình trạng đau nhức kéo dài sau khi nhổ răng khôn. Hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp cho mọi người có thể phòng tránh và biết cách xử lý đúng khi rơi vào tình trạng này.
Nguồn: phuchinhrang.edu.vn