Để bé yêu có nụ cười xinh bố mẹ cần chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ từ những ngày đầu đời. Vậy chăm sóc răng miệng cho trẻ thế nào mới là đúng cách?
- Chăm sóc răng miệng cho trẻ và những khuyến cáo cần lưu ý
- Phải xử lý như thế nào khi răng sữa của trẻ bị mủn nát?
- Làm thế nào để phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ em
- Chăm sóc răng miệng hàng ngày của bạn đã đúng cách chưa?
Cần chăm sóc răng miệng cho trẻ từ những ngày đầu đời
Sâu răng là một bệnh nha khoa trẻ em phổ biến ở trên thế giới nói chung và ở nước ta đây cũng là một bệnh chiếm tỉ lệ khá lớn. Sâu răng là quá trình hình thành mảng bám và ăn mòn men răng rồi dần dần đến tủy của những vi khuẩn có hại gây đau nhức thậm chí có thể khiến các bé bị sốt. Bắt đầu từ khi bé chào đời và tùy theo từng giai đoạn phát triển của răng mà các bậc phụ huynh cần có những biện pháp giúp chăm sóc răng miệng cho trẻ.
Giai đoạn trước khi mọc răng
Có nhiều người có suy nghĩ rằng bé mới chào đời chưa mọc răng nên không cần quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng cho trẻ nhưng có một sự thật là mảng bám vào răng bé xuất hiện ngay từ khi bé có những chiếc răng sữa đầu tiên vì vậy việc chăm sóc răng miệng cho trẻ bắt đầu càng sớm càng tốt.
Vệ sinh nướu cho trẻ thường xuyên
Trong giai đoạn này chúng ta nên làm vệ sinh nướu cho bé mỗi ngày bằng cách dùng nước muối sinh lý tẩm vào một miếng gạc mềm việc đó sẽ giúp bé phòng ngừa những bệnh răng miệng khi chuẩn bị mọc răng. Ngoài ra khi cho bé bú xong các mẹ cần nên cho bé uống nước tráng miệng để làm sạch.
Giai đoạn bắt đầu mọc răng:
Khi bé được khoảng 4 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Vì vậy trước khoảng thời gian này các bé thường bị ngứa lợi và có hiện tượng chảy nước miếng rất nhiều cùng với thói quen nhai cắn bất cứ vật gì mà bé cầm được. Chúng ta cần sử dụng một ít nước muối thấm vào miếng gạc tiệt trùng mát xa chỗ mọc răng cho bé vào thời điểm sau bữa sáng và trước khi bé đi ngủ để tránh các vi khuẩn có hại phá vỡ bề mặt răng sữa.
Giai đoạn mọc răng đầy đủ
Theo các chuyên gia tại các trường Cao đẳng Y Dược cho biết với trẻ từ 15-18 tháng tuổi thì hàm răng của bé hầu như đã được mọc đầy đủ và chuẩn bị mọc răng vĩnh viễn trừ một số trường hợp bé mọc răng chậm. Lúc này chính là thời điểm thích hợp để bạn tập thói quen cho bé sử dụng bàn chải đánh răng tự làm sạch, bảo vệ răng cho mình vào sau bữa ăn, sáng thức dậy và khi chuẩn bị đi ngủ. Bạn cũng nên chú ý chọn cho trẻ những loại bàn chải nhỏ, lông mềm cũng như kem đánh răng dành riêng cho trẻ em. Tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng kem đánh răng có thể gây nguy cơ loãng xương đối với trẻ nếu nuốt với lượng lớn hơn nữa lượng flour bám vào răng bé gây ra những đốm trắng vĩnh viễn do đó bạn chỉ nên cho trẻ sử dụng kem đánh răng khi chắc chắn một điều rằng trẻ có thể tự làm sạch và nhổ nước súc miệng ra ngoài.
Tập cho trẻ thói quen đánh răng hàng ngày
Đối với giai đoạn này bạn cũng nên để ý tới chế độ ăn của trẻ. Không nên cho trẻ ăn uống những đồ quá nóng hoặc quá lạnh gây ê buốt răng, hạn chế tối đa đồ ngọt chứa nhiều đường và thêm hàm lượng chất canxi có trong bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra có một số thói quen của trẻ dễ ảnh hưởng đến răng miệng mà bạn nên hạn chế như là: Thói quen mút tay, chống cằm, cắn vật cứng hay thở bằng miệng,…
Và cuối cùng trong chế độ chăm sóc răng miệng cho trẻ bạn nên đưa trẻ đi khám răng định kì 6 tháng một lần ngay cả khi bạn thấy răng của trẻ không có xuất hiện dấu hiệu của bệnh về răng miệng.
Nguồn: phuchinhrang.edu.vn