Danh mục
Trang chủ >> Nha Khoa Trẻ Em >> Phải xử lý như thế nào khi răng sữa của trẻ bị mủn nát?

Phải xử lý như thế nào khi răng sữa của trẻ bị mủn nát?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhiều bố mẹ vẫn không dành nhiều quan tâm đến việc chăm sóc răng của trẻ em khiến cho hàm răng sữa của trẻ bị mủn nát nhưng vẫn cho đó là điều bình thường.

rang-mon-1

Phải xử lý như thế nào khi răng sữa của trẻ bị mủn nát?

Để trẻ sau khi lớn lên có được một hàm răng đẹp thì phải thực hiện việc chăm sóc răng miệng ngay từ khi còn bé, bắt đầu từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc. Nhưng vẫn có nhiều bố mẹ vẫn không mấy quan tâm đến việc này, kể cả khi hàm răng sữa của trẻ bị mủn nát thậm chí răng sữa rụng từ khi nào cũng chẳng hay biết và cho đó là một việc bình thường, bởi nhiều người cho rằng răng sữa rụng đi thì đã có răng vĩnh viễn mọc ra thay thế.

Nguyên nhân do đâu mà răng sữa của trẻ bị mủn nát?

Nếu răng của trẻ không được quan tâm chăm sóc tốt thì sẽ xuất hiện tình trạng răng sữa trẻ bị mủn nát và mòn dần đi, có nghĩa là lớp mô bên ngoài cùng của răng (men răng) trở nên mỏng dần, khiến ngà răng và tủy răng lộ ngoài. Mòn răng không chỉ bắt gặp ở cổ răng mà còn ở mặt nhai của các răng hàm. Theo các chuyên gia Nha khoa trẻ em cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây nên răng trẻ bị mủn nát, nhưng một số yếu tố sau đây tác động trực tiếp gây nên mòn răng ở trẻ em:

Chế độ ăn uống không khoa học

Nhiều bố mẹ thường cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, những loại thực phẩm có hàm lượng đường cao, nhưng lại không biết rằng lớp men răng và lớp ngà của răng sữa còn mỏng, chưa được hoàn thiện và rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, mà những thực phẩm này lại có tính bám dính mạnh và dễ lên men sinh axit sẽ khiến cho men răng bị mòn đi rất nhanh.

Không chỉ vậy, những trẻ vẫn còn nhỏ và thường xuyên bú đêm, nhưng lại không cho trẻ uống thêm một ít nước lọc để tráng miệng hoặc không vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng mủn nát răng ở trẻ.

rang-mon-2

Nguyên nhân gây nên mủn răng ở trẻ em?

Thiếu dưỡng chất canxi

Theo Bác sĩ Dương Trường Giang – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Canxi không chỉ là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương mà còn cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của răng miệng. Do đó, nếu trẻ bị thiếu hụt canxi và các dưỡng chất cần thiết, sẽ khiến men răng kém và dẫn đến tình trạng răng sữa yếu đi và dễ bị mòn, mủn nát hoặc gãy vỡ khi có tác động lực mạnh lên răng.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Nhiều bố mẹ thường có quan niệm rằng: “Răng sữa không cần phải đánh răng hàng ngày”. Nhưng thực chất lại không phải như vậy, vì khi răng sữa của trẻ vừa mới hình thành lớp men răng, lớp ngà còn tương đối mềm, mỏng và chưa được bổ sung đầy đủ canxi. Nếu không vệ sinh răng miệng hàng ngày hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách thì các vi khuẩn có hại cho răng sẽ có cơ hội phát triển và phá hoại răng, khiến răng trẻ bị mủn nát và bào mòn.

>>>>Bạn có thể xem thêm cách chăm sóc răng sữa cho trẻ em TẠI ĐÂY!

Phải xử lý như thế nào khi răng sữa của trẻ bị mủn nát?

Khi răng sữa của trẻ bị bào mòn, mủn nát… sẽ khiến cho trẻ có cảm giác ê buốt ở chân răng, dần dần sẽ vào đến tủy, làm viêm và hỏng tủy. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng trầm trọng tới răng vĩnh viễn sau này mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính thẫm mỹ.

Để khắc phục tình trạng trên, các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM chuyên ngành Nha khoa, hướng dẫn các bậc cha mẹ cách khắc phục tình trạng răng sữa bị mủn nát tùy theo nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ, sự lan rộng của những tổn thương….. bằng cách:

– Tập thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ mỗi ngày, ngay từ lúc trẻ chưa mọc răng cũng được. Đối với những trẻ nhỏ chưa mọc răng có thể vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng gạc sạch hoặc khăn mềm, thấm nước rồi nhẹ nhàng chà sạch mặt trong và mặt ngoài của răng, nướu.

rang-mon-3

Phải xử lý như thế nào khi răng sữa của trẻ bị mủn nát?

– Nên cho trẻ đánh răng khoảng 2 – 3 lần/ngày khi trẻ từ 2 tuổi trở lên. Sử dụng chải răng với bàn chải đầu tròn, lông mềm và chải với lực nhẹ nhàng… để tránh làm tổn thương đến răng và nướu của trẻ.

– Không cho trẻ dùng thức uống có chứa axit, đồ ngọt, đồ có ga và các thực phẩm chứa nhiều chất ngọt, độ bám dính cao để tránh làm ảnh hưởng tới men răng.

– Khi trẻ chưa bỏ bú, nếu trẻ thường bú đêm thì các mẹ nên chuẩn bị thêm một ly nước lọc để sau khi trẻ bú xong thì tráng miệng lại cho trẻ.

– Nên bổ sung các vitamin và khoáng chất, tăng cường canxi cho răng của trẻ thêm chắc khỏe, tránh tình trạng răng sữa bị mòn, mủn nát hay bị xỉn màu…

– Khi phát hiện trẻ bị sâu răng, mòn men răng thì cần đưa trẻ đến ngay trung tâm nha khoa để bác sĩ thăm khám để xác định tình trạng tổn thương răng và điều trị kịp thời.

Các bậc cha mẹ thân mến! Việc chăm sóc răng trẻ em rất quan trọng và khó khăn hơn nhiều so với việc chăm sóc răng của chúng ta. Bởi răng của trẻ em mới vừa được hình thành, lớp men răng và lớp ngà còn mềm, mỏng; canxi chưa được bổ sung đầy đủ…. và việc răng miệng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến khả năng phát âm, thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng của răng sữa tới hàm răng vĩnh viễn sau này. Do đó, bạn hãy ý thức đến việc bảo vệ răng sữa cho trẻ ngay từ bây giờ.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những bệnh răng miệng phổ biến nhất ở trẻ em

Biết được những bệnh răng miệng trẻ em thường hay mắc phải nhất sẽ giúp ...