Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Nha Khoa >> Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của tình trạng khuyết cổ răng

Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của tình trạng khuyết cổ răng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khuyết cổ răng là một vấn đề về răng miệng không hiếm gặp. Vậy khuyết cổ chân răng xảy ra là do đâu và có thể gây ra những hậu quả gì tới sức khỏe răng miệng?

Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của tình trạng khuyết cổ răng

Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của tình trạng khuyết cổ răng

Tìm hiểu về khuyết cổ chân răng

Theo các bác sĩ nha khoa tổng quát chia sẻ, tình trạng khuyết cổ răng hay còn gọi là tiêu thân răng hình chêm là một rãnh sâu, lõm vào hình chữ V ở mặt ngoài răng ở sát viền lợi, hay gặp ở các răng hàm nhỏ ở răng số 4 và 5, răng số 6 và các răng cửa.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết tình trạng khuyết cổ răng bằng mắt thường. Trường hợp khuyết răng cửa vết mòn ở rìa cắn do thói quen cắn đinh ghim, nắp chai, cắn chỉ… Mòn ở mặt trong răng do hay bị nôn và mặt ngoài do tiếp xúc với bụi hoặc hơi nước có acid.

Trường hợp khuyết răng hàm có thể bị mòn ở các hố rãnh mặt nhai hoặc mặt trong, ngoài. Mặt nhai thường mòn tạo hình chén hoặc lõm như miệng núi lửa. Mặt ngoài mòn giống như ở răng cửa.

Các nguyên nhân gây khuyết cổ chân răng

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khuyết cổ răng, cụ thể như:

  • Khuyết cơ học: do chải răng quá mức, không đúng cách… Việc chải răng ngang và sử dụng bàn chải có lông cứng hay kem đánh răng có chứa nhiều chất mài mòn là nguyên nhân gây khuyết cổ răng.
  • Khuyết hóa học: thường ở mặt trong răng do dịch vị từ dạ dày có tính acid trào lên khoang miệng, hay gặp ở những người có chứng bị nôn hoặc trào ngược thực quản do nghiện rượu hoặc các rối loạn về ăn, uống,…thường gây khuyết mặt ngoài của răng.
  • Khớp cắn lệch lạc, không hài hòa làm cho lực tác động lên răng trong quá trình ăn nhai không đồng đều hoặc tật nghiến răng, thói quen ăn thức ăn cứng gây xoắn vặn quá mức cũng gây khuyết cổ răng.
  • Những yếu tố di truyền làm sức kháng mài mòn của răng bị yếu đi.
  • Do bệnh lý toàn thân, như: gout, thấp khớp, thiếu canxi, giảm tiết nước bọt.

Trên thực tế, các giảng viên Cao đẳng Y dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết thì khuyết cổ răng là hậu quả của hai hay nhiều nguyên nhân trên kết hợp với nhau.

Những hậu quả nghiêm trọng của tình trạng khuyết cổ răng

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe răng miệng cho biết, khuyết cổ răng là nguyên nhân dẫn tới những bệnh lý về răng miệng như: Tổn thương lợi; Viêm nha chu; Gây viêm tủy; Viêm quanh chóp răng; Tủy hoại tử; Răng lung lay và mất răng.…

Ngoài ra, các vết khuyết cổ răng còn làm mất đi vẻ thẩm mỹ cho hàm răng của bạn. Do đó, việc sớm có biện pháp can thiệp là điều cần thiết.

Do đó, nếu như thấy xuất hiện một vết khuyết trên răng hãy thông báo ngay cho các bác sĩ nha khoa để được tư vấn xử lý nhanh chóng theo từng mức độ.

Phòng tránh và điều trị tình trạng khuyết cổ răng

Phòng tránh và điều trị tình trạng khuyết cổ răng

Ngoài ra, để phòng tránh khuyết chân răng cơ học và hóa học, các bác sĩ nha khoa khuyên nên chú ý những điều sau:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, không chải răng quá mạnh.
  • Dùng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluor.
  • Sau khi đánh răng, nhổ phần còn lại của kem đánh răng và không cần phải súc miệng. Nếu muốn súc miệng, nên bôi một lượng nhỏ kem đánh răng lên răng, tác dụng của fluor sẽ hiệu quả trên răng.
  • Ngay sau khi tiếp xúc với thức ăn, nước uống có chứa axit, súc miệng bằng nước, sữa hoặc nước súc miệng có chứa fluor.
  • Uống nhiều nước trong ngày, đặc biệt giữa các bữa ăn.
  • Tránh hoặc giảm thiểu việc ăn uống có chứa axit. Hạn chế thức uống có chứa axit trong bữa ăn.
  • Nên uống sữa không đường và không hương vị thay cho các thức uống có chứa axit.
  • Uống những thức uống có chứa axit bằng ống hút. Đặt ống hút vào sau các răng trước,khoảng giữa lưỡi.
  • Trì hoãn việc đánh răng ít nhất 30 phút sau khi tiếp xúc với axit để nước bọt giúp làm trung hòa men răng.
  • Nhai kẹo cao su để tăng tiết nước bọt.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và tăm xỉa răng đúng cách.
  • Uống vitamin C với nước thay vì nhai chúng.
  • Bác sĩ có thể cho toa thuốc bao gồm các loại thuốc có chứa fluor, như kem fluor để bôi lên răng.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng chảy máu chân răng liên tục?

Tình trạng chảy máu chân răng liên tục và kéo dài, có thể là dấu ...