Danh mục
Trang chủ >> Nha Khoa Tổng Quát >> Quy trình nha khoa: Phục hồi cổ răng bằng Composite

Quy trình nha khoa: Phục hồi cổ răng bằng Composite

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mòn cổ răng gây ra nhiều tác hại cho người mắc phải, nguy hiểm nhất có thể gây tình trạng mất răng. Để điều trị hiệu quả tình trạng mòn cổ răng, phục hồi cổ răng bằng Composite là một lựa chọn cho người bệnh.

Phục hồi cổ răng bằng Composite

Phục hồi cổ răng bằng Composite

Phục hồi cổ răng Composite là gì?

Răng của con người chúng ta có một số tổ chức cứng gồm men và ngà răng. Hiện tượng mòn cổ răng xảy ra khiến cho vùng cổ của tổ chức cứng này mất đi lớp men hoặc cả phần men và ngà răng. Trường hợp để đồng thời lớp men và ngà răng mất đi, sẽ không có cách thay thế được một cách tự nhiên. Chính vì vậy, các giảng viên y khoa tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho rằng phương pháp phục hồi cổ răng bằng Composite là sự lựa chọn trong điều trị nha khoa tổng quát phù hợp với một số ngươi bệnh giúp phục hồi lại một số mô cứng bị tổn thương ở cổ răng một cách tốt nhất.

Ưu và nhược điểm của phương pháp phục hồi cổ răng Composite là gì?

Ưu điểm phục hồi cổ răng Composite là gì?

  • Chất liệu Compositesẽ giữ cho răng chắc, khỏe. Đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vào răng khi răng bị sâu, mẻ  trám răng cửa bằng composite
  • Màu sắc tự nhiên, tương đồng với răng thật
  • Khả năng chịu lực tốt, ăn nhai thoải mái.
  • Do trám bằng Composite nên không gây hại cho cơ thể
  • Trám răng bằng Composite không xâm lấn vào răng thật, còn giúp bảo vệ răng một cách tối đa.
  • Ít bị dị ứng với thức ăn nóng lạnh
  • Chi phí hợp lý

Nhược điểm phục hồi cổ răng Composite là gì?

  • Thời gian hàn lâu hơn phương pháp truyền thống.
  • Trường hợp không chăm sóc kỹ lưỡng, khu vực cổ chân răng đã hàn có thể bị vàng ố.

Hình ảnh phục hồi cổ răng bằng Composite

Đối tượng được chỉ định phục hồi cổ răng Composite là ai?

Người bệnh bị sâu răng

Với một số người bệnh mắc bệnh lý răng miệng như sâu ở cổ chân răng, nha sĩ sẽ tùy vào mức độ sâu để tư vấn cho bệnh nhân nên sử dụng phục hồi cổ răng Composite hay phương pháp khác.

Người bệnh bị tổn thương răng

Bệnh nhân có cổ răng bị tổn thương (do bẩm sinh, môi trường bên ngoài tác động gây sứt mẻ, do sử dụng những loại thuốc gây tác dụng phụ…), nha sĩ sẽ chỉnh định thực hiện phục hồi cổ răng.

 Thực hiện kỹ thuật phục hồi cổ răng Composite như thế nào?

  • Sát khuẩn.
  • Đặt chỉ co lợi.
  • Sửa soạn xoang hàn:
  • Sử dụng mũi khoan kim cương hình trụ mở rộng bờ men để bộc lộ rõ xoang sâu.
  • Sử dụng mũi khoan kim cương chóp ngược để tạo xoang lưu chất hàn.
  • Hàn lớp bảo vệ tủy:
  • Phủ đáy xoang hàn bằng vật liệu bảo vệ tủy như GIC, MTA… 1 lớp dưới 1mm.
  • Sửa lại những thành của xoang hàn để tạo sự lưu giữ tối đa.
  • Phục hồi xoang hàn bằng Composite:
  • So màu răng để chọn Composite có màu sắc phù hợp
  • Etching men và ngà răng bằng axít phosphoric 37%từ 10-20 giây.
  • Rửa sạch xoang hàn.
  • Làm khô xoang hàn.
  • Phủ keo dán dính và chiếu đèn10 -20 giây
  • Đặt Composite theo từng lớp dưới 2mm sao cho Composite được trùng hợp tối đa và khắc phục được co ngót trùng hợp.
  • Chiếu đèn quang trùng hợp theo từng lớp Composite với thời gian từ 20-40giây.
  • Hoàn thiện: Sử dụngbộ hoàn thiện để làm nhẵn và tạohình phần phục hồi.

Thông tin về phương pháp phục hồi cổ răng bằng Composite tại website phục hình răng chỉ mang tính chất tham khảo! Người bệnh gặp tình trạng cổ chân răng hư hỏng nên đến gặp các Nha sĩ uy tín có nhiều năm kinh nghiệm để được chữa trị kịp thời.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn tổng hợp và chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Những bệnh răng miệng do hút thuốc gây ra ít người biết

Người hút thuốc lá lâu năm khó tránh khỏi các bệnh lý về răng miệng. ...