Danh mục
Trang chủ >> Bệnh Răng Miệng >> Bệnh Nhiệt Miệng >> Nở miệng, nhiệt miệng ở trẻ em thì phải làm sao?

Nở miệng, nhiệt miệng ở trẻ em thì phải làm sao?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nở miệng, nhiệt miệng khiến cho trẻ vô cùng khó chịu và dễ quấy khóc, bỏ ăn bỏ uống. Vậy các bậc phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị nở nhiệt miệng?

Nở miệng, nhiệt miệng ở trẻ em thì phải làm sao?

Nở miệng, nhiệt miệng ở trẻ em thì phải làm sao?

Nhiệt miệng là do đâu?

Nhiệt miệng là những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu. Theo các các bác sĩ nha khoa tổng quát cho biết một số nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ em như:

  • Nhiệt miệng thuộc dạng bệnh không có nguyên nhân rõ ràng. Nguyên nhân sinh bệnh được cho là do chức năng miễn dịch bị suy giảm, do cọ sát làm tổn thương niêm mạc (ví dụ như đánh răng hay bé ngậm phải vật sắc nhọn), bị cắn và bị kích thích từ bên ngoài, do rối loạn bài tiết bên trong, do dị ứng với thuốc và thực phẩm, do nhiễm khuẩn hay virus gây nên.
  • Nguyên nhân gây ra các vết loét thường là cơ thể bị nóng, phát ra nhiệt và gây loét niêm mạc miệng. Có thể bắt đầu từ việc trẻ bị nhiễm khuẩn, phải dùng kháng sinh gây nóng dẫn đến trong vòm miệng và lưỡi xuất hiện những ổ loét.
  • Do nhiễm virus herpes: Virus herpes gây ra những căn bệnh như thủy đậu, bệnh tay chân miệng, ngoài gây ra những nốt phỏng trên da thì nó cũng gây ra những vết nở loét trong miệng trẻ.
  • Thiếu chất: Theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, việc trẻ bị thiếu những chất dinh dưỡng như vitamin A, C, B2, PP, B6, B12, kẽm, protein… làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh nhiệt miệng, nở miệng.

Nhiệt miệng, loét miệng sẽ khiến cho trẻ đau, rát, quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn, gầy sút nhanh, khiến việc chăm sóc rất vất vả và trẻ rất lâu bình phục, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

Cách xử lý khi trẻ bị nhiệt miệng

Thông thường các việt nhiệt miệng sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sẽ kéo dài hơn và gây ra nhiều phiền toái cho trẻ. Do đó, cách xử lý tốt nhất khi trẻ bị nhiệt miệng mà phụ huynh có thể áp dụng như:

  • Sử dụng thuốc gel: Một số loại thuốc và gel trị lở miệng được bày bán rộng rãi trong các tiệm thuốc tây, đa số các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu trẻ dễ bị dị ứng, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng.
  • Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng: Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn. Mật ong cũng giúp điều trị những vết loét miệng. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
  • Ăn thức ăn dạng lỏng: Khi bị bệnh nhiệt miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Thời gian này bố mẹ nên chuẩn bị những loại đồ ăn dạng lỏng để cho trẻ dễ ăn hơn. Không nên cho trẻ ăn đồ ăn cứng, các loại đồ cay nóng, mặn hay chứa nhiều axit sẽ khiến cho vết loét trầm trọng hơn.
  • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể: Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ luợng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.

Cách xử lý khi trẻ bị nhiệt miệng

Cách xử lý khi trẻ bị nhiệt miệng

Để hiện tượng nhiệt miệng ở trẻ có thể nhanh khỏi hơn, các bậc phụ huynh nên kiên trì chăm sóc và dỗ dành trẻ vì sự đau rát có thể làm trẻ quấy khóc và khó chịu hơn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể xử lý tốt trong trường hợp trẻ bị lở nhiệt miệng, giúp rút ngắn tối đa số ngày bệnh để trẻ nhanh chóng phục hồi và bắt kịp nhịp tăng trưởng.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Mòn răng: hiểu rõ nguyên nhân, nhận diện triệu chứng, phương pháp ngăn ngừa và điều trị

Mòn răng xảy ra khi lớp men răng bị tác động của acid từ thức ...