Danh mục
Trang chủ >> Sức Khỏe Răng Miệng >> Nhận biết các vấn đề về sức khỏe thông qua hơi thở

Nhận biết các vấn đề về sức khỏe thông qua hơi thở

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hơi thở có mùi không chỉ làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn mà nó còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề nghiêm trọng.

Hơi thở có mùi cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề

Hơi thở có mùi cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe răng miệng cho biết, hơi thở có mùi có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Do đó, mọi người cần phải hết sức lưu ý!

Hơi thở có mùi có thể là do ngủ ngáy

Ngủ ngáy sẽ khiến cho miệng bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến cho hơi thở có mùi khó chịu, nhất là sau khi ngủ dậy.

Ngáy cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ngưng thở khi ngủ. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp cho các vấn đề răng miệng cũng như sức khỏe tổng quát.

Các vấn đề về nướu

Các bệnh về nướu cũng là nguyên nhân khiến cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu. Do đó, nếu hơi thở có mùi hãy kiểm tra nướu của bạn xem có bị viêm hay nhiễm trùng không nhé.

Theo cảnh báo từ các giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết thì với những người thường xuyên hút thuốc, không vệ sinh chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt sẽ có nguy cơ mắc bệnh về nướu cao hơn. Các bệnh về nướu cũng có tính di truyền trong gia đình.

Bệnh trào ngượi dạ dày

Trào ngược dạ dày là tình trạng trào ngược axit dạ dày lên thực quản. Bên cạnh các triệu chứng điển hình như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, ho, khàn giọng…

Khi trào ngược axit dạ dày sẽ khiến cho hơi thở của bạn nồng nặc. Bởi các cơ quan tiêu hóa thức ăn – dạ dày là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn. Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày, thức ăn đang tiêu hóa trong dạ dày và acid dịch vị sẽ bị trào ngược lên thực quản, vòm họng và cả miệng khiến hơi thở người bệnh dễ có mùi khó chịu. Ngoài ra, acid dịch vị khi trào ngược lên sẽ bào mòn lớp niêm mạc miệng và họng, vi khuẩn sinh mùi sẽ có điều kiện phát triển.

Mắc bệnh đái tháo đường

Hàm lượng đường trong nước bọt của người bị tiểu đường sẽ cao hơn rất nhiều so với người bình thường, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều vi khuẩn gây bệnh răng miệng sinh sôi, phát triển. Vi khuẩn khi kết hợp với thức ăn thừa trong miệng tạo thành mảng bám, lâu ngày gây sâu răng, viêm nướu và gây mùi khó chịu cho hơi thở.

Ngoài ra, khi bị tiểu đường, sức đề kháng của bệnh nhân suy giảm làm tăng nguy cơ nhiễm trùng răng nướu, hay các bệnh khô miệng, loét miệng…

Nhiễm khuẩn H. Pylori

Đây là một loại vi khuẩn liên quan đến ung thư và viêm loét dạ dày. Khi bị nhiễm khuẩn H. Pylori sẽ có thể gây ra hơi thở có mùi, và cảm giác buồn nôn, ợ nóng, đau dạ dày hoặc khó tiêu. Nếu bị nhiễm khuẩn H. Pylori thì hãy đến thăm khám các bác sĩ chuyên môn để được tư vấn điều trị triệt để.

Hơi thở có mùi do dùng thuốc

Khi sử dụng một số loại thuốc như nitrat điều trị bệnh tim, hóa trị ung thư và một số chất hỗ trợ giấc ngủ – giải phóng các hóa chất sẽ có thể gây ra hiện tượng hơi thở có mùi, do các loại thuốc này làm khô miệng của bạn.

Hơi thở có mùi cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề

Hơi thở có mùi cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề

Cơ thể thiếu nước

Khi cơ thể bạn bị thiếu nước, bạn có thể không tiết đủ nước bọt để làm sạch vi khuẩn ra khỏi miệng. Điều đó có thể dẫn đến hơi thở có mùi khó chịu.

Nhiễm trùng

Một vết thương hoặc vết cắt bên trong miệng của bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn gây ra hơi thở có mùi. Điều này có thể xảy ra do tai nạn hoặc khi bạn phẫu thuật nướu, hay nhổ răng. Bạn có nhiều khả năng bị nhiễm trùng nếu không làm theo hướng dẫn của nha sĩ hoặc chăm sóc tốt cho răng hoặc nướu của bạn. Hãy súc miệng bằng nước muối vài lần trong ngày để vết thương mau lành hơn.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Có nên áp dụng phương pháp đánh răng bằng muối hàng ngày?

Đánh răng bằng muối là phương pháp làm trắng răng tại nhà đơn giản, dễ ...