Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Nha Khoa >> Nha Khoa chia sẻ bí quyết phòng ngừa cao răng hiệu quả

Nha Khoa chia sẻ bí quyết phòng ngừa cao răng hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khi cao răng hình thành sẽ dẫn tới rất nhiều vấn đề về răng miệng, điển hình là khiến hơi thở có mùi. Vậy làm thế nào để phòng ngừa cao răng hình thành?

Cao răng là gì?

Cao răng là gì?

Cao răng là gì?

Cao răng hay vôi răng là mảng bám đã được vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt. Cao răng thường tập trung ở cổ răng, có màu trắng đục, ở những người hút thuốc lá thì cao răng nhuộm màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ và dẫn tới tình trạng hôi miệng.

Thông thường cao răng bắt đầu hình thành sau khoảng 1 tuần các mảng bám tồn tại trong miệng. Vì vậy, nếu chúng ta làm vệ sinh răng miệng kĩ và thường xuyên thì cao răng sẽ không còn cơ hội hình thành.

Tuy nhiên khi cao răng đã hình thành trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc nằm khuất dưới mép lợi. Đến lúc này thì chỉ có nha sĩ mới có thể làm sạch được chúng bằng các dụng cụ đặc biệt.

Những ảnh hưởng của cao răng

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết cao răng có 2 loại là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường như đã mô tả ở trên, khi cao răng thường gây nên viêm lợi tại chỗ, lợi vùng viêm đó sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu đó ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ, lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh.

Sự tồn tại của cao răng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở lợi và quanh răng. Cao răng có thể dẫn đến các bệnh như viêm lợi với các biểu hiện đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Cao răng cũng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng.

Biện pháp phòng ngừa cao răng hiệu quả

Đánh răng đúng cách

Đánh răng là biện pháp giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả, ngăn ngừa hình thành cao răng và các vấn đề răng miệng khác. 

Đánh răng đúng cách là phải làm sạch được tất cả các mặt răng, nhất là mặt kẽ giữa 2 răng và phần ở cổ răng tiếp giáp với bờ lợi. Để làm sạch bề mặt răng ở giáp bờ lợi thì bạn để lông bàn chải nghiêng về phía bờ lợi, tạo thành một góc 450 với trục của răng và đưa đi đưa lại theo chiều ngang. Nhưng mà chải răng theo hướng ngang thì lại không làm sạch được mặt kẽ giữa 2 răng. Vì vậy, để làm sạch ở vùng kẽ răng thì bạn phải chải răng theo hướng xoay tròn hoặc đưa nhẹ từ phía lợi lên phía mặt răng, để làm sạch được mảng bám răng ở vùng kẽ.

Đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ là cách tốt nhất ngăn chặn hình thành cao răng.

Biện pháp ngăn ngừa cao răng

Biện pháp ngăn ngừa cao răng

Sử dụng chỉ nha khoa

Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng bằng cách đánh răng các bạn cũng nên sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng tốt hơn. 

Sử dụng chỉ tơ nha khoa sẽ giúp loại bỏ các mảng bám trên 2 mặt bên của răng (các kẽ răng), điều mà bàn chải không thể làm được. (Lưu ý cần tránh sử dụng tăm để xỉa).

Với những người bị lòi chân răng hoặc đeo răng giả, nên sử dụng những chiếc que và bàn chải đặc biệt để loại bỏ các mảng bám trên răng và kích thích lợi.

Các nha khoa khuyên mọi người phải thường xuyên đi khám, phát hiện sớm các thương tổn và bệnh lý răng miệng, thông thường cứ 6 tháng một lần. Các bạn có thể đến các cơ sở chuyên khoa uy tín và chuyên sâu về răng hàm mặt như: Viện Răng hàm mặt, Bệnh viện Răng hàm mặt để khám…

Các biện pháp phòng ngừa hình thành cao răng ở trên chỉ mang tính chất ngăn ngừa, nếu muốn triệt để thì mọi người nên đi lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần, giúp bạn sở hữu một hàm răng trắng sạch.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng chảy máu chân răng liên tục?

Tình trạng chảy máu chân răng liên tục và kéo dài, có thể là dấu ...