Danh mục
Trang chủ >> Sức Khoẻ Làm Đẹp >> Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ để tránh các bệnh đường tiêu hóa

Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ để tránh các bệnh đường tiêu hóa

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Những thói quen xấu hằng ngày của trẻ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Vì thế, cha mẹ cần điều chỉnh những thói không tốt của con trẻ để phòng tránh bệnh.

 Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ để tránh các bệnh đường tiêu hóa

Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ để tránh các bệnh đường tiêu hóa

Vì còn nhỏ không biết gì, nên trẻ thường có những thói quen xấu vô tình là nguyên nhân gây bệnh về răng miệng ở trẻ. Vậy bố mẹ cần làm những điều gì để phòng tránh bệnh cho trẻ?

6 điều cần tránh để phòng bệnh về răng miệng cho trẻ

Theo Truong Cao dang Duoc Sai Gon mới nhất cho biết, hiện nay nhiều trẻ mắc các bệnh đường tiêu hóa, răng miệng nguyên nhân là do trẻ có những thói quen xấu dưới đây:

Ngậm bình sữa

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen cho con ngậm bình sữa liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, thậm chí là qua đêm. Việc trẻ ngậm bình sữa liên tục sẽ tạo môi trường ngọt thường xuyên bao quanh răng, gây tăng nguy cơ sâu răng. Ngoài ra, việc trẻ ngậm bình sữa liên tục như vậy còn làm tăng khả năng các cặn sữa tồn tại trong khoang miệng và khó làm sạch có thể dẫn đến bệnh tưa lưỡi ở trẻ.

Mút ngón tay

Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ đều có thói quen mút ngón tay. Theo các chuyên gia cho biết, việc trẻ mút tay khiến cho trẻ có cảm giác thoải mái và được bảo vệ. Theo nghiên cứu cho thấy, phần lớn trẻ ở độ tuổi 2 -4 thói quen mút tay khong gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng. Nhưng đối với trẻ ở độ tuổi trên 5 thì không hề tốt chút nào, ở độ tuổi này trẻ bắt đầu thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn, việc mút ngón tay sẽ làm các răng có xu hướng bị đẩy về phía trước, gây ra cắn hở vùng răng phía trước, môi không che hoàn toàn cung răng và ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm.

Một yếu tố nữa là ở độ tuổi này trẻ khá hiếu động, ba mẹ kiểm soát ít hơn. Nếu các ngón tay ở trẻ không được vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm trong miệng , thậm chí là các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, các bệnh ở khoang miệng.

Mút ngón tay tất xấu ở trẻ

Mút ngón tay tất xấu ở trẻ

Cha mẹ hãy giải thích để trẻ hiểu về tác hại của việc mút tay để trẻ có thể bỏ thói quen này và đồng thời theo dõi trẻ, quan tâm đến vấn đề tâm lý của trẻ để trẻ cảm thấy thoải mái mà không cần phải tìm tới “biện pháp mút tay”. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể đánh lạc hướng trẻ bằng cách cho trẻ chơi đồ chơi, các hoạt động ngoại trời để đánh lạc hướng trẻ không mút tay nữa và dần hình thành được những thói quen tốt.

Tật thở miệng

Khi trẻ mắc các bệnh lý gây ra cản trở việc thở bằng mũi như các bệnh lý đường hô hấp, bệnh lý tim mạch… Việc mút ngón tay cũng có thể gây ra thói quen thở miệng. Nếu các vấn đề trên để trong thời gian dài không được giải quyết triệt để, trẻ lâu dài sẽ hình thành thói quen thở miệng. Việc thở miệng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển khuôn mặt của trẻ, các vấn đề về răng miệng, bệnh tiêu hóa, hô hấp, thậm chí nặng nề hơn đó là bệnh lý tim mạch, biến dạng cột sống.

Cha mẹ cần quan sát đến việc thở hằng ngày của con, nếu con có thói quen há miệng khi thở hoặc có các bệnh lý dai dẳng về hô hấp như viêm mũi dị ứng, cần đưa trẻ đi khám và điều trị triệt để. Trẻ có thể cần phải có những liệu pháp bổ sung như các bài tập thở hoặc các khí cụ trong miệng để ngăn chặn việc thở bằng miệng.

Đẩy lưỡi

Trẻ mắc tật đẩy lưỡi sẽ có thói quen đá lưỡi ra phía trước khi nuốt, nói, thậm chí khi lưỡi ở tư thế nghỉ, gây ra tình trạng hô hàm hoặc khớp cắn hở phía trước, ảnh hưởng đến việc phát âm. Trẻ sơ sinh thường có thói quen đẩy lưỡi, thói quen này giảm dần khi trẻ được 6 tháng tuổi để thích nghi với việc tiêu hóa các thức ăn rắn.

Nên đưa trẻ đi khám răng miệng định kỳ phòng tránh bệnh

Nên đưa trẻ đi khám răng miệng định kỳ phòng tránh bệnh

Khi nào nên đưa trẻ đi khám răng miệng

Nhiều bậc phụ huynh chỉ đưa tới gặp nha sĩ khi đau hoặc đau hoặc sưng lợi mà không biết rằng các tổn thương sâu răng có thể được dự phòng và điều trị từ sớm, khi trẻ đã có các biểu hiện rõ rệt việc điều trị trở nên khó khăn hơn do trẻ không hợp tác và những sang chấn tâm lý từ những can thiệp nha khoa.

Vì vậy hãy khám răng định kỳ cho trẻ ngay cả khi không có những biểu hiện bất thường về răng miệng. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thời gian đi khám răng miệng định kỳ đó là 4 – 6 tháng/lần. Cần lên kế hoạch để hàm răng của trẻ được chăm sóc và bảo trì ngay từ hôm nay để phòng các bệnh về răng miệng.

Để chăm sóc sức khỏe răng miệng được tốt nhất nhất cần lưu chải răng đúng cách, dùng bàn chải mềm và đánh răng nhẹ nhàng để không làm tổn thương lợi.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viêm lợi: Nguyên nhân và các biến chứng do viêm lợi

Nếu lợi của bạn bị sưng đỏ, dễ chảy máu, răng lung lay, kèm theo ...