Danh mục
Trang chủ >> Nha Khoa Tổng Quát >> Vôi Răng Và Những Điều Mọi Người Cần Biết

Vôi Răng Và Những Điều Mọi Người Cần Biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Vôi răng là nhưng mảng bám hình thành do thức ăn còn sót lại không được làm sạch đúng cách. Vôi răng bám lâu ngày sẽ gây ra các bệnh răng miệng nguy hiểm và gây ra nguy cơ mất răng rất cao.

cạo vôi răng

Tại sao phải cạo vôi răng?

Vôi răng là gì?

Theo nha sĩ – Cao đẳng dược TPHCM

Vôi răng hay còn gọi là cao răng là mảng bám đã cứng lại trên răng. Vôi răng hình thành do tác động của vi khuẩn lên mảng bám thức ăn còn sót lại sau khi ăn, lâu ngày sẽ cứng dần và bám chặt ở ngay hoặc dưới đường viền nướu và có thể gây kích ứng mô nướu. Vôi răng tạo thêm diện tích cho mảng bám phát triển và bám chặt hơn từ đó dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như sâu răng và các bệnh về nướu.

Vôi răng không chỉ đe đọa sức khỏe của răng và nướu mà còn ảnh hưởng đến thâm mỹ của răng. Vì vôi răng xốp nên nó dễ dàng bắt màu. Do đó nếu bạn uống trà hoặc cà phê hay hút thuốc sẽ tạo điều kiện tốt cho vôi răng hình thành.

Không giống như mảng bám là một màng vi khuẩn không màu, vôi răng được hình thành từ chất khoáng nên dễ dàng được nhìn thấy nếu ở trên đường viền nướu. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của vôi răng là lớp có màu vàng hoặc nâu trên răng hoặc nướu. Cách duy nhất để chắc chắn xác định và loại bỏ vôi răng là tới gặp nha sĩ tại các phòng khám nha khoa uy tín

Vôi răng có tác hại như thế nào?

tac-hai-của-voi-rang

Vôi răng gây nên những hậu quả gì?

 Vôi răng bám trên bề mặt răng gây mất thẩm mỹ,hôi miệng và cản trở việc vệ sinh răng miệng. Vôi răng là nơi trú ngụ của vô số vi khuẩn gây nên các bệnh răng miệng. Vi khuẩn này lên men đường trong thức ăn tạo acid và các hợp chất có tính axit có thể làm hỏng men răng và gây nên tình trạng sâu răng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.

Hậu quả khi vi khuẩn trong vôi răng gây kích thích và tổn tại đến nướu răng:

– Mức độ nhẹ là gây viêm nướu: nướu sưng, đỏ, chảy máu… Bệnh viêm nướu có thể phục hồi trở lại nếu như vôi răng được loại bỏ và duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách.

– Nếu viêm nướu không được điều trị, vôi răng hình thành nhiều và tồn tại dai dẳng có thể dẫn đến viêm nha chu. Khi đó hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phóng thích các hóa chất để chống lại với vi khuẩn và những sản phẩm của vi khuẩn gây ra hậu quả làm tổn hại xương và các mô nha chu có tác dụng nâng đỡ và giữ ổn định răng trên cung hàm. Mô nha chu bị suy yếu, không thể giữ được răng, dẫn đến răng lung lay và hậu quả cuối cùng là rụng mất răng

Theo nha sĩ – Trung cấp Dược TPHCM

– Các vi khuẩn trong bệnh nha chu cũng liên quan đến bệnh tim và một số bệnh toàn thân khác.

Chính vì những tác hại to lớn đó mà việc làm sạch và ngăn ngừa vôi răng là một yêu cầu quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng hàng ngày.

 Những cách phòng ngừa vôi răng

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên: nên đánh răng tối thiểu nhất 2 lần/ ngày và tốt nhất là nên đánh răng sạch sẽ sau khi ăn

– Dùng chỉ tơ nha khoa để loại bỏ các mảng bám dư thừa.

– Súc miệng với nước muối pha nhạt sau khi đánh răng.

– Mát-xa lợi để cao răng khó bám vào.

– Không nên đợi cao răng hình thành rồi mới đi lấy mà nên khám và lấy cao răng định kỳ hàng năm

– Bảo đảm chế độ dinh dưỡng thích hợp cho hàm răng khỏe đẹp.

– Nên lấy cao răng ở những nơi có uy tín cao.

– Có thể lựa chọn thêm một số phương pháp làm sạch cao răng tại nhà trong quá trình vệ sinh răng miệng để đảm bảo vôi răng lâu hình thành hơn.

Quá trình lấy vôi răng

quy trinh cạo vôi răng

Quy trình cạo vôi răng.

Thăm khám: Nha sĩ tiến hành khám tổng quát khoang miệng xác định cấp độ của mảng bám để xác định cần lấy mảng bám trên thân răng hay cả dưới nướu.

Tiến hành lấy vôi răng: Mảng bám trên thân răng sẽ bị đánh bật bằng đầu thiết bị siêu âm dạng ống. Đầu ống nhỏ, chuyển động hình elip, giúp điều khiển ướng đi của bước sóng và có thể len sâu xuống dưới nướu để tấn công mảng bám của vị khuẩn tại đây một cách triệt để.

Đánh bóng răng hoàn tất quy trình: Việc đánh bóng giúp cho bề mặt răng trở nên mịn và nhẵn hơn, giảm thiểu sự tích lũy mảng bám về sau. Hầu hết trường hợp lấy cao răng bằng siêu âm Cavitron BP 8.0 đều an toàn tuyệt đối, không cần phải tái khám lại.

Có thể bạn quan tâm

Những bệnh răng miệng do hút thuốc gây ra ít người biết

Người hút thuốc lá lâu năm khó tránh khỏi các bệnh lý về răng miệng. ...