Để bảo vệ và chăm sóc hàm răng của trẻ được phát triển bình thường, khỏe mạnh thì các bậc phụ huynh cần phải biết rõ các thói quen gây tác động tới hàm răng của trẻ dưới đây!
- Chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng giai đoạn phát triển
- 4 bệnh lý về răng miệng thường gặp ở trẻ nhỏ
- Cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ em trong độ tuổi ăn dặm
Những thói quen gây tác động xấu tới hàm răng của trẻ
Những thói quen tác động xấu tới hàm răng của trẻ
Mút ngón tay
Theo các nha khoa trẻ em cho biết, mút ngon tay là thói quen của rất nhiều đứa trẻ, nó không chỉ gây mật vệ sinh tăng nguy cơ nhiễm giun sán mà còn ảnh hưởng nhiều tới răng và xương như:
- Răng cửa hàm trên mọc chìa ra ngoài làm thưa các răng và dễ bị gãy khi va chạm.
- Khi mút ngón tay, má hóp lại làm cho răng hàm của hàm trên bị ép lại và nằm ở phía trong của răng hàm dưới làm sai lệch khớp cắn. Đây là nguyên nhân gây đau khớp thái dương hàm và khớp cắn hở.
- Răng hàm trên và răng hàm dưới không chạm vào nhau làm cho lưỡi bị đẩy ra phía trước, khiến trẻ phát âm khó khăn.
- Trong quá trình mút ngón tay, môi dưới bị ép lại nằm phía sau răng cửa hàm trên, gây vẩu.
Đưa lưỡi ra trước và cắn môi dưới
Các tật này có thể làm trẻ bị vẩu răng trên và khớp cắn hở.
Thở bằng miệng
Trẻ thở bằng miệng có thể là do gặp trở ngại về đường mũi, như nghẹt mũi nên phải thở bằng đường miệng. Cách thở này theo khuyến cáo của các cán bộ tuyển sinh Cao đẳng Dược Sài Gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ làm khô niêm mạc miệng, lệch lạc răng và hàm, dễ gây sâu răng và nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em
Chống cằm và mút môi trên
Thói quen chống cằm và mút môi trên tuy không gây xô lệch răng một cách đáng kể ngay tức thì nhưng nếu kéo dài, nó có thể gây vẩu hàm dưới.
Ngoài ra, các thói quen cắn móng tay, nghiến răng, cắn các vật cứng cũng rất có hại vì sẽ làm cho răng trẻ bị mòn, dễ rạn nứt, mẻ, lâu ngày có thể làm chết tủy răng và mỏi khớp thái dương. Nếu dùng các vật nhọn xỉa răng thường xuyên, kẽ răng sẽ bị hở, lợi dễ bị tổn thương do trầy xước.
Cách giúp trẻ phòng tránh được các thói quen gây hại cho hàm răng
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe răng miệng cho rằng, việc các bậc phụ huynh cần phải làm đó là kiên quyết bắt trẻ bỏ thói quen xấu ngay từ đầu vì để lâu nó sẽ hình thành thói quen ở trẻ, càng để lâu thì càng khó bỏ.
Những thói quen gây tác động xấu tới hàm răng của trẻ
Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Đối với những trẻ hay mút tay từ lúc 2-3 tháng tuổi, nên nghĩ cách không cho trẻ gập khuỷu tay lại để đưa lên miệng, như lấy một ống bìa cứng lồng vào cánh tay, ôm lấy khuỷu tay trẻ. Đối với trẻ lớn hơn, có thể xoa một chất có mùi khó chịu ở ngón tay mà trẻ hay đưa lên miệng, hoặc bọc ngón tay bằng vải…
Nếu trẻ thở bằng miệng do các bệnh về mũi, cần cho đi khám ngay để điều trị triệt để. Nếu trẻ vẫn thở bằng miệng thì có thể dùng băng gạc băng cằm lại để trẻ phải tập thở bằng mũi.
Chỉ cho trẻ xỉa răng khi thật cần thiết như khi bị thịt, thức ăn mắc vào răng… Nên dùng tăm có một đầu nhỏ vừa với kẽ răng và tương đối mềm để không gây tổn thương lợi.
Những tật xấu khác như chống cằm, tật cắn môi… thường xảy ra khi trẻ đã lớn hơn, cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp nghiêm khắc nếu trẻ vẫn tái diễn… Nên bày ra những trò chơi hấp dẫn để trẻ bị cuốn hút vào đó mà quên đi dần những tật xấu.
Nguồn: phuchinhrang.edu.vn