Danh mục
Trang chủ >> Nha Khoa Trẻ Em >> Chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng giai đoạn phát triển

Chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng giai đoạn phát triển

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ là việc mà các bậc phụ huynh không thể bỏ qua. Tuy nhiên, theo từng giai đoạn phát triển của trẻ sẽ có cách chăm sóc khác nhau.

Chăm sóc sức khỏe răng miêng cho trẻ theo từng giai đoạn

Chăm sóc sức khỏe răng miêng cho trẻ theo từng giai đoạn

Răng miệng là một bộ phận quan trọng của con người, vì thế nếu muốn con có hàm răng khỏe mạnh thì các bậc cha mẹ cần phải có chế độ chăm sóc qua từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Giai đoạn trước khi sinh

Mới nghe thì có vẻ hơi vô lý, bởi trẻ vẫn còn trong bụng mẹ thì cần gì phải vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên theo các chuyên gia Y tế tại Cao đẳng Hộ Sinh cho biết những vi khuẩn gây sâu răng có thể truyền từ mẹ sang con.

Do đó, ngay từ khi còn đang mang thai, các mẹ bầu cũng cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ăn nhiều rau củ và cung cấp đủ Calci để phát triển răng và xương của trẻ.

Giai đoạn bé chưa mọc răng

Ở giai đoạn này mẹ cần kiểm tra chất lượng nước dùng xem nguồn nước đang dùng có đủ Fluoride hay không. Vì Fluoride giúp ngăn ngừa sâu răng. Tránh cho trẻ bú bình vì việc này không những gây nguy cơ sâu răng mà còn gây hậu quả khác như hội chứng ngừng thở.

Giai đoạn con dưới 1 tuổi, có thể bé chưa mọc răng nhưng các mảng bám răng xuất hiện ngày khi bé mọc răng sữa đầu tiên. Vì vậy việc chăm sóc răng miệng cho bé cần thực hiện càng sớm càng tốt. Hàng ngày vệ sinh lợi cua bé bằng cách dùng gạc mềm có tẩm nước muối sinh lý nhằm ngăn ngừa cách loại vi khuẩn gây bệnh răng miệng phát triển.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ 6-18 tháng

Giai đoạn này cần hạn chế việc bú bình liên tục trong ngày và trong lúc nghỉ. Đặc biệt, trước khi mọc răng sữa bé hay chảy nước miếng và nhai cắn bất cứ vật gì. Do đó cần vệ sinh răng miệng của bé hang ngày. Dùng miếng gạc nhúng muối, lau chỗ răng mọc trước khi bé đi ngủ và sau bữa sáng.

Giai đoạn Từ 18 tháng – 5 tuổi

Để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho trẻ thì ở giai đoạn này cha mẹ nên tránh cho trẻ uống nước có gas, bánh kẹo ngọt, tránh ăn vặt liên tục. Nếu cho trẻ ăn thực phẩm giàu tinh bột nên cho trẻ ăn vào bữa chính và giảm số bữa ăn phụ. Đánh răng cho trẻ sau bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ. Nếu trẻ đã biết nhổ sau đánh răng, cho trẻ dùng một lượng kem đánh răng nhỏ có chứa Fluoride. Nên dùng cho trẻ bàn chải có lông mềm. Nếu bé chưa biết nhổ thì không nên cho trẻ dùng kem đánh răng vì bé sẽ nuốt Fluoride gây loãng xương khi bé nuốt phải lượng lớn hoặc taoh đốm trắng trên răng vĩnh viễn nếu bé nuốt lượng ít.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ theo từng giai đoạn

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ theo từng giai đoạn

Chăm sóc răng miệng cho trẻ từ 6-12 tuổi

Ở độ tuổi này hầu hết trẻ sẽ trải qua giai đoạn thay răng. Răng vĩnh viễn to hơn và màu vàng hơn răng sữa, răng thường mọc chen chúc, nhưng không đáng lo ngại vì xương hàm của trẻ vẫn phát triển.

Trong khi ăn hàng ngày, không nên cho bé ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, hạn chế việc ăn đồ ăn vặt và đồ uống có nhiều đường. Loại bỏ một số thói quen làm ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và hàm: thói quen chống cằm, mút tay, thở bằng miệng.

Cho trẻ đi kiểm tra răng định kỳ 6 tháng một ngay cả khi răng bé chưa có biểu hiện gì. Một số trẻ cần đến khám bác sĩ chỉnh nha để dựng thẳng những chiếc răng bị nghiêng hoặc sắp đều các răng trên cung hàm.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những bệnh răng miệng phổ biến nhất ở trẻ em

Biết được những bệnh răng miệng trẻ em thường hay mắc phải nhất sẽ giúp ...