Danh mục
Trang chủ >> Sức Khỏe Răng Miệng >> Khi mọc răng khôn chúng ta thường gặp những ảnh hưởng gì?

Khi mọc răng khôn chúng ta thường gặp những ảnh hưởng gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

“Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng” câu ví quả thực không sai. Chưa hết, răng khôn mọc lệch còn khiến khổ chủ chịu nhiều đau đớn suốt quá trình mọc răng, sau đó phải làm thủ thuật nhổ bỏ.

Răng khôn

Răng khôn

Răng khôn là gì?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM cho biết, răng khôn (răng số tám còn gọi là răng hàm lớn thứ ba) thường bắt đầu mọc từ 17 đến 25 tuổi trở lên, nếu còn đủ chỗ sau răng số 7. Mỗi người có bốn răng khôn ở bốn góc hàm, tuy nhiên cũng có người không thấy răng khôn mọc ra vì vẫn còn nằm trong xương hàm.

Một số người, quá trình mọc răng khôn vô cùng thuận lợi, họ nhanh chóng có đủ 32 chiếc răng mà không trải qua bất cứ cơn đau nào. Đáng tiếc, đây chỉ là số ít những người may mắn. Hầu hết các trường hợp khác, răng khôn có thể mọc lệch, mọc ngầm, mọc ngược (chọc lên mũi, họng, chọc ra má ngoài…).

Răng khôn thường mọc rất chậm, mỗi thời điểm chỉ nhú lên 1 chút. Chính vì vậy, suốt quá trình mọc răng khôn, người bệnh có thể phải trải quá rất nhiều cơn đau đớn, tái diễn liên tục. Việc giảm đau khi mọc răng khôn cũng là nhu cầu chính đáng của rất nhiều người.

Răng khôn là răng số 8 thường mọc khi từ 17 đến 25 tuổi

Răng khôn là răng số 8 thường mọc khi từ 17 đến 25 tuổi

Những ảnh hưởng khi mọc răng khôn

Có thể nói, mọc răng khôn là ác mộng của nhiều người khi tình trạng sức khỏe răng miệng và 1 loạt bệnh lý nhiễm trùng như sâu răng, viêm lợi, sưng mộng răng…diễn ra thường xuyên. Thậm chí, xương, các răng xung quanh cũng có nguy cơ bị huỷ hoại.

Tổn thương tế bào và viêm dây thần kinh

Khi răng khôn mọc lệch, mọc ngược, mọc ngầm, chúng trực tiếp đâm vào các tế bào xung quanh, gây nên tình trạng viêm cấp kèm nhiễm khuẩn (do khó vệ sinh, không vệ sinh được) và gây đau đớn. Đặc biệt, 1 số răng khôn còn chèn ép dây thần kinh, gây tình trạng đau do viêm dây thần kinh và không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.

Sâu răng  do mọc răng khôn

Sâu răng, đặc biệt sâu răng số 7 rất dễ xảy ra khi mọc răng khôn. Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ gây viêm nhiễm. Rất nhiều trường hợp răng khôn còn đi kèm với lợi chùm khiến việc vệ sinh khó khăn. Thức ăn thừa và mảng bám tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng.

Đặc biệt những răng chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh, sự tích tụ lâu ngày gây sâu răng, đau đớn và nhiễm trùng có thể xảy ra.

Viêm lợi, sưng mộng răng

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tư vấn: Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh, dẫn đến triệu chứng: sưng, đau, hôi miệng và đôi khi cứng hàm (bệnh nhân không thể mở miệng to được).

Bệnh viêm lợi tái phát nhiều lần chừng nào răng khôn chưa được chữa trị, và càng ở những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm và cảm giác đau đớn càng cao.

Không chỉ viêm lợi thông thường, hiện tượng sưng mộng răng cũng rất hay xảy ra trong các đợt cấp của nhiễm khuẩn do răng khôn đang nhú.

Huỷ hoại xương và răng xung quanh

Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu hủy, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng. Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó.

Trong một số truờng hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ… gây nguy hiểm đến tính mạng.

Có thể bạn quan tâm

Có nên áp dụng phương pháp đánh răng bằng muối hàng ngày?

Đánh răng bằng muối là phương pháp làm trắng răng tại nhà đơn giản, dễ ...