Danh mục
Trang chủ >> Nha Khoa Trẻ Em >> Bệnh viêm nha chu ở trẻ em do những nguyên nhân nào gây nên?

Bệnh viêm nha chu ở trẻ em do những nguyên nhân nào gây nên?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khi nướu răng của trẻ có dấu hiệu bị sưng phồng, có màu tím thẫm hoặc đỏ thẫm, mềm và dễ chảy máu khi gặp phải các kích thích từ bên ngoài như đánh răng, ăn uống… bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời vì rất có thể trẻ đã bị viêm nha chu.

Viêm nha chu ở trẻ em cần được điều trị kịp thời

Viêm nha chu ở trẻ em cần được điều trị kịp thời

Những nguyên nhân gây viêm nha chu ở trẻ em

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tư vấn: Viêm nha chu nói chung là tình trạng nhiễm trùng nướu, sau đó lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới, xuất hiện các túi nha chu và làm giảm chức năng ăn nhai vốn có. Viêm nha chu ở trẻ em rất phổ biến vì những nguyên nhân cơ bản sau:

Sở thích của trẻ nhỏ

Hầu như tất cả trẻ em đều có niềm yêu thích đặc biệt với kẹo ngọt, nước có gas và đồ ăn nhiều màu sắc. Điều này ảnh hưởng lớn đến tình trạng răng miệng của bé nếu không có sự kiểm soát của phụ huynh.

Việc vệ sinh răng miệng kém

Kết hợp với nguyên nhân về sở thích ở trên, việc lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách làm cho mảng bám bám lại lâu hơn trên răng và tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công, gây các bệnh răng miệng, đặc biệt là viêm nha chu.

Bản chất răng của trẻ

Ở trẻ nhỏ, hệ thống nướu và các bộ phận xung quanh răng còn rất yếu, ít có sức đề kháng để chống lại sự tấn công của những vi khuẩn gây bệnh.

Viêm nha chu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chia sẻ: Viêm nha chu ở trẻ em không thể coi thường, nó không chỉ gây ra cảm giác đau nhức tạm thời cho bé mà còn để lại ảnh hưởng rất lớn sau này nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh tiển triển nặng sẽ phá hủy mô nâng đỡ sâu bên dưới nướu và nặng hơn nữa có thể gây mất răng. Bạn cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của bé, khi phát hiện một số biểu hiện như hôi miệng, xuất hiện mủ trong khoang miệng hoặc thấy các dấu hiệu chảy máu chân răng khi trẻ đánh răng cần lập tức đưa bé đến bác sĩ nha khoa.

Việc thăm khám sơ bộ sẽ giúp bác nắm rõ về tình trạng cụ thể của bé

Việc thăm khám sơ bộ sẽ giúp bác nắm rõ về tình trạng cụ thể của bé

Cách điều trị viêm nha chu ở trẻ em như thế nào?

Tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị thích hợp. Nếu phát hiện sớm và bệnh chưa nặng, bác sĩ chỉ cần thực hiện 1 vài thao tác đơn giản, sau đó kê đơn thuốc để bé điều trị ngay tại nhà. Trong những trường hợp xuất hiện túi mủ và bệnh đã phát triển khá phức tạp, bác sĩ sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật để giải quyết túi mủ.

Cách phòng ngừa viêm nha chu ở trẻ em

Trẻ em thường không ý thức được tình trạng bệnh của mình nên vai trò của cha mẹ trong việc phòng ngừa và điều trị viêm nha chu là đặc biệt cần thiết. Để sức khỏe răng miệng được tốt và phòng tránh các bệnh nha khoa trẻ em, cha mẹ cần vệ sinh răng miệng đúng cách cho con như sau:

  • Cho trẻ đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm có kích thước phù hợp. 
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, đồ ăn nhanh, thức uống có ga…
  • Nên khám răng định kỳ cho trẻ 6 tháng một lần để kịp thời xử lý các bệnh răng miệng ghé thăm…

Với những thông tin trên hy vọng phụ huynh sẽ kịp thời phát hiện và điều trị sớm các bệnh răng miệng, đặc biệt là ở các bé 2 tuổi bị viêm nha chu.

Có thể bạn quan tâm

Những biện pháp chăm sóc răng miệng cho trẻ trong thời gian niềng răng

Trong quá trình niềng răng, nếu không thực hiện chăm sóc đúng cách, có thể ...