Danh mục
Trang chủ >> Sức Khỏe Răng Miệng >> Hướng dẫn mẹ bầu chăm sóc răng miệng đúng cách

Hướng dẫn mẹ bầu chăm sóc răng miệng đúng cách

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chăm sóc răng miệng trong suốt quá trình mang thai là điều mà các mẹ bầu cần phải lưu ý để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Hướng dẫn mẹ bầu chăm sóc răng miệng đúng cách

Hướng dẫn mẹ bầu chăm sóc răng miệng đúng cách

Những vấn đề về răng miệng thường gặp trong quá trình mang thai

Theo các giảng viên Cao đẳng Hộ sinh cho biết, trong suốt thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có nhiều sự thay đổi, tình trạng răng miệng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi bên trong cơ thể trong suốt thời gian này. Ví dụ như, nhiều phụ nữ bị viêm nướu nặng hơn trong thai kì. Viêm nướu là tình trạng nhiễm trùng có thể gây sưng, đỏ mô nướu. Nướu cũng trở nên dễ chảy máu hơn khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Nếu không điều trị, viêm nướu có thể ảnh hưởng đến mô nâng đỡ răng. Nha sĩ có thể sẽ khuyên nên làm sạch răng miệng thường xuyên hơn để phòng ngừa viêm nướu.

Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thời gian thai kỳ

Theo lời các chuyên gia chăm sóc sức khỏe răng miệng cho biết, các thai phụ nên duy trì đến phòng nha trong suốt thai kì để kiểm tra răng miệng và làm sạch răng. Cần cho nha sĩ biết rằng mình đang mang thai và về những thay đổi về sức khỏe răng miệng mà mình cảm nhận được.

Ngoài ra, phải cho nha sĩ biết về tất cả thuốc y khoa và thuốc bổ đang sử dụng. Nha sĩ có thể sẽ cần phải kê đơn thuốc trong quá trình điều trị. Một vài thuốc được xem là an toàn nếu sử dụng có giới hạn trong suốt thời gian mang thai, trong khi một vài thuốc hoàn toàn không được sử dụng. Ví dụ như nếu thai phụ đang có nhiễm trùng tiến triển, nha sĩ được quyền kê toa Penicillin hoặc Amoxicillin.

Chăm sóc sức khỏe tốt hàng ngày là chìa khóa bảo vệ cho sức khỏe răng miệng. Để phòng ngừa sâu răng viêm nướu và một số bệnh lý răng miệng khác thì mẹ bầu cần chải răng kỹ lưỡng ít nhất 2 lần mỗi ngày với kem có fluoride để loại bỏ mảng bám. Phải làm sạch vùng kẽ răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa hoặc các dụng cụ làm sạch đặc biệt cho vùng miệng.

Về chế độ ăn uống, mẹ bầu thường có xu hướng ăn vặt, ăn đồ ăn chua…điều này sẽ khiến cho nguy cơ bị sâu răng, ê buốt răng tăng cao hơn.

Hướng dẫn mẹ bầu chăm sóc răng miệng đúng cách

Hướng dẫn mẹ bầu chăm sóc răng miệng đúng cách

Các chuyên gia khuyên rằng, trong thời kỳ mang thai mẹ bầu nên hạn chế ăn đồ ngọt, những thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột, bởi các loại đồ ăn này tác động rất tiêu cực đến sức khỏe răng miệng, gây tổn thương cho răng. Thay vào đó các mẹ có thể ăn nhiều trái cây và hoa quả, bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, phô mai, đậu khô và rau xanh.

Ngoài ra, hãy uống nhiều nước để giữ cho miệng không bị khô trong khi mang thai. Ngậm một viên đá nhỏ có thể giữ ẩm cho miệng của bạn, và thêm một tác dụng nữa là nó có thể giúp giảm buồn nôn khi mang thai.

Sức khỏe răng miệng là một phần quan trọng trong sức khỏe toàn thân, và những bệnh nha khoa không được điều trị có thể gây hại cho bà mẹ và em bé. Trong các hoạt động chăm sóc cơ thể hàng ngày, phải luôn ghi nhớ cả sức khỏe răng miệng và cho nha sĩ biết tất cả thay đổi của tình trạng răng miệng trong thai kỳ.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Có nên áp dụng phương pháp đánh răng bằng muối hàng ngày?

Đánh răng bằng muối là phương pháp làm trắng răng tại nhà đơn giản, dễ ...