Bệnh viêm lợi ở trẻ nhỏ là bệnh hay gặp ở trẻ. Cha mẹ có con nhỏ cần quan tâm tới vấn đề răng miệng, khi phát hiện trẻ viêm lợi cần gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn.
- Mách mẹ 7 cách lấy cao răng cho trẻ cực an toàn tại nhà
- Khi Trẻ Bị Sâu Răng Cần Làm Gì?
- Chỉnh Nha Sớm Cho Trẻ nhỏ Khi Nào Phù Hợp?
Bệnh viêm lợi ở trẻ nhỏ
Bệnh viêm lợi ở trẻ nhỏ là gì?
Viêm lợi là bệnh răng miệng ở trẻ thường gặp. Căn bệnh nha khoa này được hình thành từ hiện tượng nhiễm trùng cấp tính ở mô mềm xung quanh lợi do virus Herpes hominis gây nên. Thông thường, trẻ không tự nhận biết được viêm lợi cho đến khi xuất hiện hiện tượng chảy máu khi chải răng, sưng nướu và cảm giác đau nhức.
Theo các KTV Nha khoa tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur thì nguyên nhân chính gây viêm lợi là do các mảng bám trên răng do không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, tạo ra độc tố kích thích sự phát triển của các mô nướu, khiến tình trạng viêm lợi xuất hiện rồi nặng dần.
Dấu hiệu của bệnh viêm lợi ở trẻ
Bệnh viêm lợi ở trẻ nhỏ thường xảy ra ở trẻ có độ tuổi từ 2 – 5 tuổi. Các dấu hiệu của bệnh viêm lợi ban đầu như sau:
- Sốt, nhức đầu, đau miệng, suy nhược, khó nuốt, nổi hạch.
- Khi bị viêm lợi, nướu của trẻ từ màu hồng chuyển sang ửng đỏ, sưng phồng và tấy.
- Trên lợi, môi, lưỡi, má xuất hiện các mụn nước màu xám, có thể bị vỡ ra để lại vết loét màu vàng nhạt, gây đau đớn và có thể để lại sẹo.
- Trong trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện chảy máu chân răng khi chạm vào hoặc chảy máu tự nhiên.
- Miệng trẻ có mùi hôi trong hơi thở và khi nói chuyện do mủ ở răng nướu. Ngoài ra, việc đau lợi khiến trẻ có các triệu chứng lười ăn, quất khóc, bỏ bữa…
Khi trẻ có các dấu hiệu trên, cần nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh nha khoa trẻ em và điều trị kịp thời.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ giúp phòng tránh viêm lợi
Làm gì khi trẻ bị viêm lợi ?
Việc giữ gìn vệ sinh răng miệng có vai trò rất lớn trong việc phòng ngừa bệnh viêm lợi ở trẻ nhỏ. Bố mẹ có thể giúp trẻ chăm sóc sức khỏe răng miệng theo các cách sau:
- Với trẻ nhỏ còn đang bú sữa: Mẹ có thể dùng gạc sạch, quấn vào đầu ngón tay thay cho bàn chải, nhẹ nhàng dùng đầu ngón tay làm sạch khoang miệng cho trẻ sau khi bú sữa xong. Khi thực hiện, mẹ nên để động tác nhẹ nhàng để không gây trớ, buồn nôn cho trẻ.
- Trong trường hợp trẻ lớn hơn, cần tập cho trẻ thói quen đánh răng, súc miệng sau bữa ăn hoặc ngày 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Mẹ nên hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng thay cho dùng tay, tăm, có thể gây tổn thương nướu trực tiếp.
- Chọn lựa loại kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ có nhiều flo và hợp chất tốt cho răng để ngăn ngừa bệnh viêm răng ở trẻ nhỏ.
- Khi cho trẻ đánh răng, cần lựa chọn bàn chải mềm, nhỏ, có thể di chuyển linh hoạt trong răng mà không gây ảnh hưởng cho lợi.
- Để giữ gìn răng miệng cho trẻ hiệu quả, cha mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần, chú ý đi lấy cao răng và trám vết sâu răng để ngăn ngừa các bệnh răng miệng khác theo tư vấn của nha sĩ.
- Tránh cho trẻ ăn đồ ngọt, nước ngọt, các loại bánh kẹo, đặc biệt vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Để chăm sóc răng miệng cho trẻ hiệu quả, tránh bệnh viêm lợi ở trẻ nhỏ ảnh hưởng đến nụ cười của trẻ, các chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khuyên cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ!
Nguồn: Phục hình răng chia sẻ