Việc vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh là điều rất cần thiết mà các bậc phụ huynh nên thực hiện ngay cả khi trẻ chưa mọc chiếc răng nào.
- Những cột mốc thay răng của trẻ mà cha mẹ nên tìm hiểu
- Nhận biết sớm tình trạng hô răng ở trẻ và cách xử lý
- Trẻ chậm thay răng sữa thành răng vĩnh viễn là do đâu?
Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh
Vì sao cần vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh?
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng việc vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh là điều không cần thiết, bởi vì nghĩ rằng chỉ khi trẻ mọc răng mới cần phải vệ sinh. Tuy nhiên, theo lời các bác sĩ nha khoa trẻ em cho biết, việc vệ sinh miệng lưỡi cho trẻ sơ sinh sẽ là cần thiết bởi mặt lưỡi chứa rất nhiều vi sinh vật. Lưỡi sạch có thể làm giảm số lượng những sinh vật trong miệng, giúp bé cảm nhận được hương vị tốt hơn. Lưỡi sạch sẽ vô cùng quan trọng trong việc làm giảm hơi thở khó chịu và giảm bệnh nhiễm trùng ở vùng miệng cho bé.
Các mẹ cần thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ, nhất là sau bú và trước khi đi ngủ. Điều này có ích cho việc mọc răng, giúp bé quen với việc thường xuyên làm vệ sinh răng miệng.
Đặc biệt, việc vệ sinh miệng lưỡi rất quan trọng với trẻ sơ sinh mới chào đời vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ răng miệng của bé sau này, nhất là lúc mới sinh bé không thể tự chăm sóc cho bản thân nên các bà mẹ phải biết rõ cách thức vệ sinh miệng lưỡi cho bé.
Quá trình hình thành răng ở trẻ sơ sinh
Theo lời các giảng viên Cao đẳng Hộ sinh cho biết, ngay từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ, những mầm răng đầu tiên đã được hình thành. 4 tháng trong bụng mẹ cấu tạo hàm trẻ đã dần hình thành. Từ mạch máu người mẹ bào thai hấp thụ photphat và calci đề khoáng hóa răng. Thời kỳ này Vitamin D, các hormon tăng trưởng cũng là yếu tố giúp phát triển em bé khỏe mạnh.
Răng bắt đầu mọc lên từ nang. Khi răng đã nhú lên hết phần chân răng bắt đầu phát triển.. Sự hình thành chân răng kết thúc khi răng đã mọc xong một cách chắc chắn. Khi bé được 6 – 7 tháng tuổi, những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ mọc lên. Mỗi trẻ có thời gian mọc răng khác nhau còn tùy vào cơ địa mỗi trẻ, sớm thì 4 tháng, muộn thì 9-10 tháng. Đây là hiện tượng bình thường mà phụ huynh không nên quá lo lắng.
Thông thường trẻ có 20 chiếc răng sữa, ít hơn so với người trưởng thành 12 chiếc răng. Trẻ 1 tuổi thường có 6-8 răng, khi 2 tuổi có từ 18-20 răng. Khi lên 6 tuổi răng sữa trẻ bắt đầu được thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Một hàm răng nướu khỏe mạnh giúp trẻ rất nhiều như việc phát âm đúng, ăn nhai tốt và tất nhiên có 1 nụ cười xinh. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của Viện RHM Quốc gia gần đây cho thấy có tới hơn 50% trẻ trong độ tuổi từ 9 – 11 ở nước ta bị sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác. Để ngăn ngừa các chứng bệnh này, đòi hỏi các bậc làm cha làm mẹ phải có kiến thức chăm sóc răng miệng cho các em ngay từ khi lọt lòng.
Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh
Vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Để vệ sinh, chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần làm theo các bước như sau:
- Điều đầu tiên bạn cần làm là rửa tay thật sạch và đổ nước ấm vào một bát sạch nhỏ. Hãy chắc chắn rằng nước không quá nóng, vì nước nóng sẽ làm cho lưỡi của bé bị bỏng, sẽ làm tổn thương hoặc bé sẽ gặp khó khăn khi ăn.
- Quấn vải (khăn) xung tay ngón trỏ của bạn, nhúng vào nước ấm trong bát.
- Có thể giữ bé cố định bằng nhiều cách nhưng bế bé với một cánh tay trong khi vệ sinh lưỡi cho bé là cách đơn giản và an toàn hơn cả. Một tay bế bé, tay còn lại, bạn đặt ngón tay lên môi dưới của bé để khuyến khích bé mở miệng.
- Khi bé mở miệng, bạn dùng ngón tay trỏ đã quấn khăn, cọ xát lưỡi trẻ nhẹ nhàng theo hình tròn để loại bỏ những mảng trắng.
- Nếu những cặn trắng trở nên “cứng đầu” không chịu đi, bạn hãy lấy kem đánh răng không có flour, loại kem đánh răng dành cho bé cho lên khăn và lại chà lên mặt lưỡi của bé với thao tác nhanh và dùng khăn ẩm lau đi ngay không để bé nuốt phải kem đánh răng.
- Sau khi làm sạch lưỡi, di chuyển ngón tay của bạn xung quanh miệng của bé và mát xa nhẹ nhàng hàm răng, lợi cũng như vòm má, vùng dưới lưỡi cho bé.
- Nếu những cặn trắng ở lưỡi bé không thể làm sạch được, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trên đây là chia sẻ cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh từ các chuyên gia chăm sóc răng miệng. Hi vọng rằng với những chia sẻ này sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức để chăm sóc con tốt hơn.
Nguồn: phuchinhrang.edu.vn