Danh mục
Trang chủ >> Sức Khỏe Răng Miệng >> Nguy cơ mắc bệnh ung thư từ việc vệ sinh răng miệng kém

Nguy cơ mắc bệnh ung thư từ việc vệ sinh răng miệng kém

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Các nhà khoa học cảnh báo rằng việc vệ sinh răng miệng không tốt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, đại tràng và ung thư tụy.

Vệ sinh răng miệng kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Vệ sinh răng miệng kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư do vệ sinh răng miệng kém

Nghiên cứu từ ĐH Tufts ở Mỹ cho thấy những người tham gia bị bệnh mất răng, một dấu hiệu viêm nha chu nghiêm trọng, bị tăng 80% nguy cơ phát triển ung thư đại tràng.

Với những người bị viêm nha chu có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và ung thư đại tràng cao gấp 2 lần người khác (không tính trường hợp người hút thuốc lá).

Một nghiên cứu khác, được công bố trên Tạp chí Ung thư Anh, cho thấy vi khuẩn Treponema denticola (Td) gây viêm nha chu cũng đóng vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của ung thư tuyến tụy.

Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Đại học Helsinki đã chứng minh rằng vi khuẩn có thể lây từ miệng sang các bộ phận khác của cơ thể và gây ra khối u.

Trong một nghiên cứu với khoảng 70.000 người Phần Lan được công bố trên tạp chí Quốc tế về Ung thư cho biết, bệnh viêm nha chu cũng có liên quan đến tử vong do ung thư tuyến tụy.

Các chuyên gia Y tế tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, tình trạng viêm hệ thống mức độ thấp liên quan đến viêm nha chu tạo điều kiện thuận lợi cho lây lan của vi khuẩn đường miệng và các thành phần độc hại tới các bộ phận khác của cơ thể.

Các biểu hiện thường gặp của bệnh Nha chu

Bệnh nha chu là một bệnh lý răng miệng rất phổ biến, hay gặp ở lứa tuổi trung niên, người già và là một trong những nguyên nhân thường gặp của tình trạng mất răng ở người lớn. Bệnh diễn tiến thầm lặng nên rất dễ bị bỏ qua, thường được phát hiện rất trễ khi bệnh đã nặng. Một số biểu hiện của bệnh nha chu đó là:

  • Chảy máu khi chải răng
  • Lợi sưng đỏ, dễ chảy máu
  • Mảng bám răng và cao răng bám trên bề mặt răng, nhất là vùng cổ răng.
  • Hơi thở hôi
  • Ấn vào túi lợi có thể thấy dịch hoặc mủ chảy ra
  • Răng lung lay, di lệch, cảm giác đau khó nhai.

Viêm nha chu

Viêm nha chu

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh Nha Chu thường diễn biến qua 2 giai đoạn: Viêm lợi và viêm nha chu. Trong giai đoạn viêm lợi, việc điều trị ngay sẽ cho kết quả tối ưu nhất, nếu để lâu không điều trị sớm sẽ tiến triển thành viêm nha chu.

Giai đoạn viêm nha chu sẽ bắt đầu phá hủy các mô nâng đỡ răng sâu bên dưới lợi như xương, dây chằng nha chu. Ở thời kỳ viêm nha chu, nguy cơ mất răng rất cao.

Lời khuyên từ các chuyên gia lưu ý rằng việc phòng ngừa và chẩn đoán sớm bệnh viêm nha chu là rất quan trọng không chỉ đối với sức khoẻ răng miệng mà còn đối với sức khỏe tổng thể của họ.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Có nên áp dụng phương pháp đánh răng bằng muối hàng ngày?

Đánh răng bằng muối là phương pháp làm trắng răng tại nhà đơn giản, dễ ...