Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng trên tim, mắt, gan, thận,… tiểu đường còn gây ra bệnh liên quan đến răng miệng như: viêm nướu răng, sâu răng hay bệnh nha chu.
- Bệnh nha chu là gì và tác hại như thế nào?
- Bệnh Nha Chu Có Chữa Dứt Điểm Được Không?
- Bệnh Nha Chu – Phòng Ngừa Và Điều Trị
Nguyên nhân bệnh nha chu
Bệnh nha chu răng miệng là bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như tụt lợi, thâm chí là mất răng nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo ước tính tại Anh, cứ 3 người bị đái tháo đường (ĐTĐ) sẽ có 1 người gặp phải biến chứng răng miệng như viêm răng miệng và bệnh nha chu… đặc trưng bởi sự phá hủy cấu trúc quanh răng như dây chằng, lợi, nướu răng. Nếu không điều trị triệt để, người bệnh dễ bị mất răng vĩnh viễn cùng với nhiều rủi ro khác.
Nguyên nhân gây biến chứng bệnh nha chu do đái tháo đường
Theo thông tin Y tế Việt Nam mới nhất đưa tin: Ước tính ở nước Anh cứ 3 người bị đái tháo đường sẽ có một người biến chứng răng miệng và bệnh nha chu đặc trưng là sự phá hủy cấu trúc răng miệng như dây chằng, lợi, nướu răng. Với tỷ lệ này thì khá cao và nếu người bệnh không điều trị sớm có thể bị mất răng vĩnh viễn cùng nhiều rủi ro khác có thể xảy ra. Vậy nguyên nhân biến chứng đái tháo đường gây bệnh nha chu là gì?
Bệnh đái tháo đường biến chứng ra bệnh răng miệng là sự kết hợp với nhiều yếu tố. Đường máu cao gây ra sự ức chế hoạt động hệ miễn dịch và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Bệnh đái tháo đường gây ra tổn thương mạch máu, chít hẹp khiến cho máu nuôi dưỡng nướu răng bị suy giảm, dẫn đến việc khi người đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng răng lợi gây ra bệnh nướu răng ở giai đoạn đầu và càng để lâu gây ra bệnh nha chu.
Bệnh nha chu do đái tháo đường có nguy hiểm không?
Theo Bác sĩ Dương Trường Giang – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết bệnh tim, đột quỵ hay bệnh thận ở những người mắc bệnh đái tháo đường bị viêm nướu răng có sự gia tăng rõ rệt.
Theo tin tức Hiệp hội đái tháo đưỡng Mỹ, bệnh đái tháo đường và bệnh nha chu có mối tồn tại quan hệ hai chiều. Người bệnh đái tháo đường dễ bị biến chứng ra bệnh nha chu nhưng bệnh nha chu cũng làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường trong máu. Vì vậy bệnh nha chu góp phần vào sự tiến triển của bệnh đái tháo đường ở người bình thường.
Dấu hiệu cảnh báo bạn mắc bệnh nha chu
Dấu hiệu cảnh báo bạn mắc bệnh nha chu
Một số dấu hiệu bạn nên lưu ý khi răng miệng có những biểu hiện này:
- Chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
- Đỏ, đau và sưng nướu răng, đau hàm khi nhai.
- Tụt lợi.
- Có mũ ở giữa kẽ răng và nướu răng.
- Hôi miệng kéo dài kể cả khi bạn đã đánh răng.
- Răng dễ lung lay.
Phòng ngừa và điều trị bệnh nha chu
Điều trị bệnh nha chu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà nó gây ra cho nguời bệnh. Bạn có thể lấy cao răng và làm sạch nướu, dùng kháng sinh theo chỉ định của Bác sĩ nha khoa khi có viêm nhiễm, hoặc phẫu thuật nướu để loại bỏ nguy cơ mất răng trong trường hợp nặng.
Lời khuyên của các chuyên gia trong việc phòng ngừa bệnh răng miệng:
- Chăm sóc răng miệng bằng cách đánh răng bằng kem có fluoride với bàn chải mềm sau các bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. Thay bàn chải 3 tháng/lần hoặc sớm hơn.
- Kiểm soát tối ưu đường huyết bằng chế độ ăn, tập luyện, dùng thuốc.
- Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng thay vì dùng tăm, nhằm hạn chế làm tổn thương nướu.
- Nếu bạn đeo răng giả, nhớ vệ sinh chúng sau khi ăn và tháo chúng ra khi đi ngủ.
- Bỏ thuốc lá, súc miệng bằng dung dịch nước muối 0,9% hoặc các dung dịch súc miệng khác theo lời khuyên của nha sĩ. Và đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để để có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường nghi ngờ bị bệnh răng miệng.
Cần có thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ để không mắc các bệnh về răng miệng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và biến chứng ra các bệnh đường tiêu hóa nhé!
Nguồn: phuchinhrang.edu.vn