Danh mục
Trang chủ >> Bệnh Răng Miệng >> Bệnh Nhiệt Miệng >> Mẹo chữa nhiệt miệng ở trẻ em hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo chữa nhiệt miệng ở trẻ em hiệu quả ngay tại nhà

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến, đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em. Nên các mẹ cần phải biết những mẹo vặt để chữa bệnh hiệu quả ngay tại nhà cho bé.

nhiet-1

Nhiệt miệng là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em.

Nhiệt miệng tuy không phải là bệnh nguy hiểm, có thể tự lành sau một vài tuần nhưng lại rất dễ tái phát. Song nguyên nhân sâu xa có thể là do thời tiết và nguồn thức ăn, nguồn thực phẩm mẹ cung cấp vào cơ thể bé chưa thật sự hợp lý. Vì thế, các mẹ cần phải biết những bài thuốc dân gian chữa bệnh nhiệt miệng để phòng khi trẻ bị bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bé bị nhiệt miệng

Theo Thư viện Y Dược khuyến cáo: Nếu thấy trẻ có những biểu hiện sau đây, các mẹ nên để ý kĩ hơn đến bé vì đôi khi đây chính là những biểu hiện mà trẻ bị nhiệt miệng:

– Trẻ quấy khóc, bỏ ăn, miệng chảy nhiều nước dãi, dễ sụt cân. Hoặc có thể bị  sốt, nổi hạch.

– Các mẹ nên vạch miệng bé xem có nếu thấy phần niêm mạc miệng (phần niêm mạc trong má, vòng miệng, lợi) và bề mặt lưỡi xuất hiện những vết loét màu trắng hoặc ngà, quanh vết loét hơi tấy đỏ. Những vết loét có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc vài nốt một.

Những mẹo vặt, bài thuốc chữa nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả ngay tại nhà các mẹ nên biết

Lá rau ngót

– Lấy lá rửa sạch, giã nát rồi ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong.

– Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét.

– Một ngày bôi từ 2 – 3 lần, sau 3 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

nhiet-2

Bài thuốc chữa nhiệt miệng hiệu quả

Chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Dược sĩ Trần Văn Chện – Trường Cao đẳng Y Dược tại TP.HCM cho biết đây là phương pháp nổi tiếng trong dân gian và được nhiều mẹ sử dụng để chữa nhiệt miệng. Trong mật ong có đến 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ uống. Các mẹ cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét, vết loét sẽ dịu hẳn và không còn cảm thấy đau nữa.

Hạn chế cho trẻ ăn những đồ cay nóng, nước ngọt và đồ lạnh

– Kiêng đặc biệt nước đá lạnh.

– Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu… nên ăn nhạt.

– Các loại thịt nên ăn như cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan…

– Hạn chế ăn thịt chó, các loại mắm.

>>>>Xem thêm một số bài thuốc Y học cổ truyền tại: http://caodangyduochcm.edu.vn/y-hoc-co-truyen/

Ngậm nước muối pha loãng chữa nhiệt miệng

Các mẹ nên cho trẻ ngậm và súc miệng bằng nước muối  đã được pha loãng sau khi ăn xong, sẽ hạn chế được những vi khuẩn gây bệnh nhiệt miệng.

nhiet-4

Chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ bị nhiệt miệng

Cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ bị nhiệt miệng

Các chuyên gia về Bệnh nhiệt miệng tư vấn, các mẹ nên có chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ bị nhiệt miệng, như thế mới giúp cho bệnh ngày càng mau khỏi và ít bị tái phát nhất. Sau đây là một số gợi ý của chuyên gia:

– Đảm bảo chế độ ăn, uống đủ dinh dưỡng cho trẻ.

– Cho bé ăn thức ăn mát nhưng không quá lạnh vì đồ lạnh có thể giúp bé bớt đau.

– Tuyệt đối không nên cho bé ăn thức ăn nóng, mặn hay các thực phẩm gây nóng vì cảm giác nóng sẽ càng khiến vết loét xót hơn và nặng hơn.

– Giải nhiệt cho bé bằng nước rau má, nước râu ngô, uống thay nước lọc mỗi ngày (nếu là trẻ lớn).

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Mòn răng: hiểu rõ nguyên nhân, nhận diện triệu chứng, phương pháp ngăn ngừa và điều trị

Mòn răng xảy ra khi lớp men răng bị tác động của acid từ thức ...