Danh mục
Trang chủ >> Bệnh Răng Miệng >> Bệnh Nhiệt Miệng >> Nha Sĩ Hướng Dẫn Cách Phòng Tránh Và Giảm Đau Khi Bị Nhiệt Miệng

Nha Sĩ Hướng Dẫn Cách Phòng Tránh Và Giảm Đau Khi Bị Nhiệt Miệng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Nhiệt miệng là bệnh răng miệng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu. Dưới đây là một số phương pháp giảm đau cũng như phòng tránh nhiệt miệng hiệu quả nhất.

benh_nhiet_mieng

Bệnh nhiệt miệng gây đau đớn cho người bệnh.

Viêm loét miệng (nhiệt miệng) là tình trạng bệnh lý thường gặp, biểu hiện chủ yếu là xuất hiện các vết loét ở niêm mạc khoang miệng và lưỡi với kích thước to nhỏ không đều nhau, ban đầu thường viêm đỏ sau loét rộng ra và có giả mạc màu vàng bẩn bám chắc, rất đau đớn.

Bệnh nhiệt miệng thường do rất nhiều nguyên nhân sinh ra như stress, suy giảm chức năng gan thận, nhiễm khuẩn, suy giảm các chức năng nội tiết, thiếu dinh dưỡng và yếu tố khác gây nên…

1. Cách phòng tránh bệnh nhiệt miệng

Tránh stress: Các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Răng Miệng xác đinh rằng stress là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nhiệt miệng. Lý do cho điều này là bởi khi tâm trạng bị stress, sự căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến bạn chán ăn, dẫn đến hệ miễn dịch bị suy giảm từ đó gây nên hiện tượng nhiệt miệng. Vậy nên cần học cách khống chế stress, luôn để tinh thần luôn thoải mái, sảng khoái cũng là một cách hiệu quả để bệnh nhiệt miệng không có cơ hội tấn công

Giữ vệ sinh răng miệng: Điều này rất quan trọng vì vi khuẩn khoang miệng là một trong những “đầu mối” gây nên bệnh nhiệt miệng. Vì thế cần luôn nâng cao ý thức vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày và nên khám nha khoa định kỳ ngay cả khi không có những dấu hiệu bất thường.

Khi vệ sinh răng miệng nên dùng bàn chải lông mềm và chải răng đúng cách để tránh tổn thương khoang miệng. Thường xuyên thay bàn chải mới khoảng 3 tháng một lần. Thêm vào đó, không ăn đồ ăn quá nóng có thể gây nên cảm giác bỏng rát và cũng gây tổn thương khoang miệng.

Ăn uống khoa học: Việc lựa chọn thực phẩm và cách chế biến món ăn đúng cách có những tác động trực tiếp đến tình trạng nhiệt miệng của. Trong chế độ dinh dưỡng nên ưu tiên bổ sung những thực phẩm thanh mát, giàu vitamin, khoáng chất và tránh những thực phẩm cay nóng để hạn chế tối đa nguy cơ nhiệt miệng.

Hạn chế những món ăn được chế biến theo kiểu chiên, rán, xào thay vào đó ưu tiên những món ăn luộc, hấp sẽ tốt cho sức khỏe nói chung và “khắc tinh” với nhiệt miệng nói riêng.Cần duy trì thói quen uống nước thường xuyên, đều đặn, ưu tiên cả những loại nước ép trái đây để có tác dụng thanh lọc, thải độc cho cơ thể.

Tránh đồ uống có cồn, caphein: Hạn chế tối đa các loại thức uống chứa cồn (rượu, bia) và caphein để tổn thương do loét miệng sẽ nhanh lành lại. Hút thuốc lá cũng là một trong những tác nhân khiến cho tình trạng loét miệng trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn

2. Mẹo vặt giảm đau khi bị nhiệt miệng

chuom-da

Chườm đá là mẹo hay giúp giảm cơn đau do nhiệt miệng.

Chườm đá: Dùng một viên đá nhỏ chườm vào vùng miệng bị viêm loét sẽ thấy cảm giác dịu mát ngay sau đó mà không gây nên bất cứ tác dụng phụ nào.

Nước ép cà chua: có chứa nhiều vitamin và có khả năng giải nhiệt, thanh lọc cho cơ thể. Khi bị nhiệt miệng nên uống 1- 2 ly nước ép cà chua / ngày bạn sẽ thấy cảm giác dễ chịu hơn.

Mật ong: khoa học đã chứng minh mật ong có khả năng làm lành vết thương và rất lành tính với cơ thể chính vì thế khi bị loét miệng bạn có thể thoa mật ong trực tiếp lên vết loét hoặc cũng có thể trộn mật ong với nghệ tạo thành hỗn hợp bột nhão, sau đó thoa lên vùng miệng bị loét.

3. Cách chữa bệnh nhiệt miệng hiệu quả

vitamin c

Bổ sung Vitamin C giúp nhanh khỏi nhiệt miệng.

– Uống vitamin C liều cao, Vitamin A, B2 giúp tái tạo niêm mạc giúp nhanh khỏi nhiệt miệng. Có thể sử dụng kèm các thực phẩm, trái cây có chứa vitamin để tăng hiệu quả điều trị

– Chế độ ăn nên uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn; ăn nhạt, tránh các thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, gừng….Ăn các loại thịt như cá nước ngọt, vịt, ngan…tránh ăn thịt chó, thịt gà,…các loại mắm.

– Sử dụng gel bôi nhiệt miệng chứa thành phần Chlorhexidine digluconate có tác dụng trị những vết loét cục bộ trong miệng, nhiễm khuẩn, viêm quanh chân răng, phòng ngừa viêm lợi,…

– Để có kết quả điều trị nhiệt miệng tốt nhất, bệnh nhân nên khám tai các cơ sở chuyên khoa và thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ để quá trình điều trị được thuận lợi và nhanh nhất.

Có thể bạn quan tâm

Mòn răng: hiểu rõ nguyên nhân, nhận diện triệu chứng, phương pháp ngăn ngừa và điều trị

Mòn răng xảy ra khi lớp men răng bị tác động của acid từ thức ...