Danh mục
Trang chủ >> Bệnh Răng Miệng >> Bệnh Nha Chu >> Tình trạng nướu răng dễ chảy máu khắc phục thế nào?

Tình trạng nướu răng dễ chảy máu khắc phục thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chảy máu nướu răng là dấu hiệu bệnh lý nha khoa xảy ra phổ biến ở nhiều người. Vậy nguyên nhân gây chảy máu nướu răng là gì? Cách chữa trị như thế nào?

Nướu răng dễ chảy máu

Nướu răng dễ chảy máu

Nướu răng dễ chảy máu là do đâu?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết, nướu hay lợi là các mô niêm mạc bao phủ hàm trên và hàm dưới trong khoang miệng. Chúng có màu hồng san hô và bám dính vào răng. Tình trạng nướu răng dễ chảy máu thường do:

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Việc đánh răng với lực mạnh theo chiều ngang có thể làm tổn thương nướu, khiến chúng chảy máu.

Bệnh viêm nướu

Đây là một dạng bệnh nướu thường gặp. Nướu răng bị viêm thường dễ chải máu khi đánh răng, ăn uống, dùng chỉ nha khoa hoặc các kích thích khác. Kèm với đó là các triệu chứng nướu sưng phồng, đổi màu, trường hợp nặng có thể hình thành túi mủ ở giữa răng và nướu.

Bệnh nha chu

Viêm nướu được xem là giai đoạn đầu của bệnh nha chu. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể làm tổn thương các mô bên dưới nướu như dây chằng, cement, xương ổ răng… khiến chúng tiêu dần đi, dẫn đến hiện tượng tụt nướu răng. Lâu dài có thể gây mất răng.

Nguyên nhân khác

Nướu răng dễ chảy máu cũng có thể do thiếu vitamin, canxi và một số khoáng chất cần thiết khác như magie, chất xơ…. Người thiếu vitamin C, K, rất dễ bị viêm lợi, chảy máu chân răng hơn các đối tượng khác.

Chứng rối loạn chuyển hoá lượng đường trong máu cũng có thể gây chảy máu nướu răng. Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ viêm nha chu ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp hai hoặc ba lần so với người bình thường.

Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mang thai, dậy thì, mãn kinh… cũng có thể làm tăng lưu lượng máu đến nướu, gây chảy máu.

Trên thực tế, chỉ có các bác sĩ mới có thể xác định chính xác nguyên nhân khiến nướu răng của bạn dễ bị chảy máu. Do đó, khi gặp phải hiện tượng này, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Chảy máu nướu răng khắc phục bằng cách nào?

Theo các Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, quá trình điều trị các bệnh về nướu răng như: viêm nướu, viêm nha chu ở nha khoa thường trải qua hai giai đoạn:

Điều trị sơ khai

Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ loại bỏ các yếu tố có thể gây bất lợi khi điều trị chuyên sâu.

  • Loại bỏ hoặc chỉnh sửa các miếng trám không đúng kỹ thuật.
  • Loại bỏ hoặc chỉnh sửa các phục hình không đúng kỹ thuật.
  • Cạo vôi răng.
  • Cố định các răng lung lay.
  • Nhổ răng, nếu không điều trị được nữa.

Đối với các bệnh nhân bị chảy máu nướu do thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng kém hoặc viêm nướu nhẹ, sau khi cạo vôi, nướu sẽ dần hồi phục và khỏe mạnh như ban đầu. Bởi vi khuẩn có trong mảng bám và vôi răng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về nướu.

Điều trị chuyên sâu

Mục đích xuyên suốt quá trình điều trị các bệnh lý về nướu là loại bỏ hoàn toàn ổ vi khuẩn. Các kỹ thuật thường được chỉ định là nạo mủ, đánh bóng mặt răng, rạch áp xe…

Trường hợp bệnh nhân bị chảy máu nướu do thiếu chất, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống phù hợp và khoa học hơn.

Tương tự, nếu bị chảy máu nướu do ảnh hưởng của bệnh lý toàn thân, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn.

Tuyển sinh Trung cấp Phục hình răng (Nha khoa)

Hiện nay có 2 cơ sở đào tạo Trung cấp Kỹ thuật Phục hình răng tại hai thành phố lớn của cả nước là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tạo nhiều điều kiện thuận lợi dành cho các thí sinh có tình yêu và đam mê với ngành nha khoa có cơ hội học tập và theo đuổi ước mơ của bản thân.

Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Hà Nội: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Tp. Hà Nội (Cơ sở đào tạo thực hành bên trong Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương).

☎ Hotline: 09.8258.8258 – 09.8259.8259.   Zalo tư vấn: 09.8258.8258

Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Sài Gòn: Số 217 Nơ Trang Long, phường 12, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.

☎ Hotline: 07.6981.6981 – 09.6881.6981.   Zalo tư vấn: 09.6881.6981

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu về những vấn đề răng miệng thường gặp ở người cao tuổi

Bệnh răng miệng ở người già thường bao gồm nha chu, sâu răng, hôi miệng, ...