Áp xe răng không chỉ xảy ra ở người lớn mà trẻ em cũng mắc phải. Tình trạng này khiến cho trẻ bị đau răng, sưng viêm nướu cùng với sự xuất hiện của một bọc nhỏ chứa đầy dịch mủ bên trong. Vậy áp xe răng thường do những nguyên nhân nào gây nên.
- Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến bệnh hôi miệng ở trẻ em
- Nha sĩ chia sẻ những bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ em
Đau nhức răng là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị áp xe răng
Tìm hiểu tình trạng áp xe răng ở trẻ em là gì?
Giảng viên Kỹ thuật Phục hình răng cho biết, áp xe răng ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng khiến cho bị sung viêm nướu và đau răng cùng với sự xuất hiện của một bọc nhỏ bên trong chứa đầy dịch mủ và sản sinh khi các mô bị nhiễm khuẩn.
Vùng răng khi bị áp xe thường xuất hiện những cơn đau một cách đột ngột, dữ dội khiến trẻ gặp khó khăn khi nhai thức ăn và trở nên biếng ăn, thậm chí là bỏ ăn.
Tình trạng áp xe răng có thể xảy ra ở bất cứ răng nào của trẻ, bao gồm cả răng sữa, răng khôn hay răng hàm. Đây là một dạng nhiễm trùng nặng nên cần điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm cho bé.
Những nguyên nhân thường gây nên áp xe răng ở trẻ em?
Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ, rẻ có thể bị áp xe răng vì một trong những lý do dưới đây:
- Do bị nhiễm khuẩn: Răng miệng bị nhiễm khuẩn chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến áp xe răng ở trẻ em.
- Do bị sâu răng: Trẻ nhỏ rất dễ bị sâu răng do uống sữa và ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn vặt nhưng không được chăm sóc răng miệng đúng cách. Từ vùng răng bị sâu, vi khuẩn có thể tấn công vào trong tủy và gây tổn thương đến chóp răng hoặc ảnh hưởng đến vùng lợi xung quanh.
- Do bị tổn thương ở răng: Trẻ bị té ngã có thể dẫn đến gãy, mẻ răng hoặc gây tổn hương cho nướu. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tích tụ và phát triển mạnh gây áp xe răng.
- Do bị áp xe răng do các vấn đề khác về răng miệng: Ngoài sâu răng, tình trạng áp xe răng ở trẻ em có thể phát triển thứ phát sau khi bé mắc các vấn đề khác về răng miệng, chẳng hạn như sâu răng, viêm quanh chân răng, viêm nướu, viêm nha chu…
- Do bị tăng áp lực lên răng: Trẻ thường xuyên có thói quen nghiến răng hoặc ăn đồ cứng có thể tạo ra một áp lực lớn lên răng gây nguy cơ cao bị áp xe răng.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị áp xe răng ở trẻ:
- Bé có tiền sử bị áp xe răng trước đây.
- Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, hút thuốc lá thụ động.
- Thói quen chăm sóc răng miệng kém, ít đánh răng hoặc không được tập thói quen đánh răng từ sớm.
- Trẻ bị thiếu nước, khô miệng.
- Suy giảm hệ miễn dịch.
- Ăn nhiều bánh kẹo ngọt và các thức ăn vặt chứa nhiều đường, tinh bột.
Tìm hiểu các triệu chứng thường gây nên áp xe răng ở trẻ em
Theo chia sẻ từ các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, sự xuất hiện của một cơn đau dữ dội ở răng chính là triệu chứng đặc trưng của bệnh áp xe răng ở trẻ em. Do sự xuất hiện của ổ mủ và tình trạng sưng viêm nướu gây áp lực lên chân răng, tuy nhiên nếu ở mức độ nghiêm trọng, cơn đau có thể lan đến tai, hàm hay vùng cổ.
Ngoài ra, tình trạng áp xe răng cũng sẽ gặp phải các triệu chứng sau:
- Khi bị áp xe răng, chân răng sẽ bị sưng tấy, căng bóng, viêm, sưng đỏ ở vị trí áp xe răng.
- Hơi thở của trẻ thường có mùi hôi khó chịu và gặp khó khăn khi nhai thức ăn.
- Khi bị áp xe răng trẻ có thể bị sốt cao.
- Răng của trẻ trở nên nhạy cảm hơn khi sử dụng các đồ lạnh hoặc các thức ăn còn nóng.
- Trẻ bị nổi hạch ở cổ hoặc hàm của bé bị sưng to.
- Tiết dịch mủ ở vùng răng bị áp xe, mủ có mùi hôi. Cơn đau có khuynh hướng thuyên giảm sau khi mủ thoát ra ngoài.
- Răng của trẻ có thể yếu, có thể lung lay, men răng tối màu hơn so với các răng khỏe mạnh.
Qua bài viết trên, hy vọng rằng cha mẹ nên cho trẻ đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng, tránh để tiến triển thành áp xe răng.